Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Kỹ nữ và kỹ viện

Kỹ nữ và kỹ viện
19/11/2010 8:23
(Bài này được chép từ Báo Thanh Niên của tác giả Vũ Đức Sao Biển, treo đây ai rãnh thì đọc cho biết)
(TNTS) Thời xưa ở Trung Quốc chỉ có rượu chứ chưa có bia. Khái niệm bia (beer - tiếng Anh và bière - tiếng Pháp) là do người phương Tây tạo ra, nhằm chỉ một loại rượu nhẹ có gas nấu từ lúa mạch ướp hoa houblon để uống giải khát. Người Trung Quốc căn cứ vào tính chất này, gọi bia là khí tửu - rượu có gas. Vậy bia cũng là rượu, một thứ rượu nhẹ.
Đất Trung Quốc rộng lớn, đa sắc tộc, nhiều vùng giá rét từ mùa đông cho tới giữa mùa xuân. Để chống giá rét nhanh nhất, người ta uống rượu. Do vậy, rượu ở Trung Quốc phong phú về chủng loại, tên gọi, cách chưng cất, cách uống. Rượu góp phần làm nên ngũ châu (năm châu) của Trung Quốc. Người Trung Quốc thường nói: “Ăn ở Quảng Châu, chơi ở Hàng Châu, gái ở Tô Châu, rượu ở Quý Châu và chết ở Liễu Châu”.
Bởi có nhiều chủng loại rượu nên có nhiều khu ăn chơi ra đời. Tất cả đều được gọi chung là viện. Phần lớn người uống rượu lại là đàn ông cho nên nơi nào đưa đàn ông ra phục vụ rượu cho khách là thất bại. Phải là phụ nữ, mà là phụ nữ trẻ đẹp, có ngoại hình, có tài năng đàn ca thi phú mới hấp dẫn đàn ông. Ngôn ngữ Trung Quốc gọi những cô gái trẻ ấy là kỹ nữ (hay thương nữ).
Kỹ nữ được xem là một nghề trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nghề ấy gồm ba hoạt động: ca hát hoặc kể chuyện cho khách nghe, phục vụ rượu cho khách uống, ôm ấp khách và bán dâm cho khách nếu hai bên cùng muốn. Sử ký Tư Mã Thiên cho biết thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công muốn binh lực nước Tề hùng mạnh để xưng bá. Quản Trọng (Quản Di Ngô) bèn tổ chức trên 700 nhà chứa cho gái bán rượu và bán dâm, lấy nguồn lợi nhuận đó tân trang binh lực. Cho hay, một đế chế hùng mạnh đã từng được xây dựng bằng khu vực A zone dưới huyệt Đan điền của phụ nữ! Ta có thể kết luận nghề kỹ nữ có từ thời Tề Hoàn Công.
Ở thế kỷ thứ 7, nhà thơ Lý Bạch viết:
Phong xuy mãn điếm liễu hoa hương.
Ngô cơ áp tửu khuyến khách thường.
(Gió đưa hương liễu đầy nhà,
Gái Ngô rót rượu thiết tha chào mời).
Gái Ngô là phụ nữ vùng Giang Nam, nổi tiếng xinh đẹp. Họ đang bán… bia ôm đấy.
Xin quần hùng đọc Thanh Niên tuần san chớ coi thường kỹ nữ bia ôm rượu ôm ngày xưa! Họ có thể là con nhà giàu, nhà sang, nhà nghèo có phẩm hạnh nhưng sa cơ lỡ vận bị bán vào kỹ viện. Phần lớn họ là những người phụ nữ thật sự xinh đẹp và tài hoa. Cá biệt, có những người chỉ đàn ca, chỉ cho khách ôm chứ không bán thân ngủ với khách.
Kim Dung cho biết cách tổ chức các kỹ viện rất chặt chẽ. Trong một viện - cỡ như Lệ Xuân viện thành Dương Châu của Lộc Đỉnh ký, người đứng đầu được gọi là má má (viện trưởng). Dưới tay má má có quy nô - những tay đàn ông chuyên dụ dỗ tìm kiếm gái về và sẵn sàng đánh đập nếu gái không chịu tiếp khách. Trong viện, còn có các mụ dầu - chuyên môi giới mại dâm.
Lộc Đỉnh ký mô tả thành Dương Châu (tỉnh Triết Giang) là chốn có nhiều kỹ viện nhất thời Khang Hy. Vi Tiểu Bảo xuất thân từ Lệ Xuân viện bởi mẹ y - bà Vi Xuân Phương là kỹ nữ già, ít khách nhất trong viện này. Mới 13 tuổi, y đã có tham vọng trở thành người giàu sang, mở thêm Lệ Hạ viện, Lệ Thu viện và Lệ Đông viện để cạnh tranh cho Lệ Xuân viện sập tiệm rồi đời. Mười tám tuổi, y trở về Dương Châu thăm mẹ, dẫn theo bảy cô vợ sắc nước hương trời. Bà mẹ ấm ớ nghĩ với cái dàn gái này mà con trai bà lập nên một kỹ viện thì tất cả kỹ viện khác ở Dương Châu sẽ trở thành… chùa bà đanh!
Thành thị phồn hoa có nhiều kỹ viện không nói làm gì. Lạ nhất là trong vùng núi non, trong hóc bà tó cũng có kỹ viện. Tiếu ngạo giang hồ nói dưới chân núi Hành Sơn có Quần Ngọc viện rất lộng lẫy. “Playboy” Điền Bá Quang đã vào ngủ với gái trong viện này và đánh nhau với Dư Thương Hải - đạo gia chưởng môn phái Thanh Thành. Hắn khen: “Viện Quần Ngọc dưới núi Hành Sơn còn lắm vẻ phong lưu”.
Núi Thiếu Thất (Hồ Nam) có chùa Thiếu Lâm - nơi thanh tu rực rỡ nhất của các nhà võ học Trung Quốc. Thế nhưng, dưới chân núi này cũng có kỹ viện! Vi Tiểu Bảo trong vai Hối Minh thiền sư, đang làm phó trụ trì chùa Thiếu Lâm nhưng chịu không nổi, phải hóa trang xuống đây ôm một tí. Đang lúc hắn cao hứng sờ tí ngực, véo tí đùi thì lại bị hai cô gái cầm đơn đao vây hai cổng trước sau, đòi chém. Hắn sợ chết, bèn tung tiền nhờ các kỹ nữ chửi rủa hai cô, lại lấy quần áo và tóc giả của kỹ nữ đội vào. Rồi hắn hô lên một tiếng cho các kỹ nữ chạy ra hai cổng. Hắn diễn màn Ô quy thoát xác (Rùa đen cởi lốt), trà trộn chạy về được tới chùa Thiếu Lâm mà vẫn tim đập chân run.
Những người đàn ông có văn bằng cử nhân đạo đức học trở lên và các cô gái nhà lành đều coi kỹ viện là nơi nhơ nhớp. Họ gọi những kỹ nữ là con người “xuất thân từ chốn phong trần”. Thế nhưng nói thì nói vậy mà lắm khi, người ta phải… vào kỹ viện. Tiếu ngạo giang hồ xây dựng một tình huống ngộ nghĩnh: tiểu ni cô Nghi Lâm trong trắng như ngọc phải vào Quần Ngọc viện để cứu mạng ân nhân của mình là Lệnh Hồ Xung.
Dư Thương Hải quyết bắt Nghi Lâm để hạ nhục phái Hằng Sơn. Lệnh Hồ Xung phải đánh một nước cờ nguy hiểm, bảo cô nằm trên giường đắp chăn lại. Rồi hắn lấy tóc cô gái nằm bên cạnh phủ qua cái đầu trọc lóc của Nghi Lâm. Dư Thương Hải vào phòng, giở chăn ra coi, thấy hai cô gái có tóc thì thất vọng muôn phần. Lệnh Hồ Xung còn đánh một nước cờ cân não: “Ngươi muốn nhìn thấy gái khỏa thân không?”. Dư Thương Hải bèn phải đắp chăn lại.
Kỹ viện đôi khi trở thành nơi cứu được người anh hùng. Mao Thập Bát bị quan binh nhà Thanh truy nã, phải trốn vào Lệ Xuân viện thành Dương Châu. Lệnh Hồ Xung bị đệ tử Thanh Thành gây trọng thương, phải trốn vào Quần Ngọc viện dưới núi Hành Sơn.
Kỹ nữ làm nên nguồn cảm hứng trong thi ca. Đỗ Mục bị đày xuống Dương Châu. Nhà thơ tài hoa phải sống với một kỹ nữ. Ông ôm lấy cái lưng thon nhỏ của người đẹp mà làm bài Khiển hoài danh tiếng:
Lạc phách giang hồ tái tửu hành,
Tiểu yêu tương tế chưởng trung khinh.
Thập niên nhất giác Dương
Châu mộng,
An đắc thanh lâu bạc hạnh danh.
(Lưu lạc giang hồ đã bấy lâu,
Ôm lưng thon nhỏ sống bên nhau.
Mười năm, một giấc Dương
Châu mộng,
Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu).
Bạch Cư Dị bị đày đi làm tư mã Cẩm Giang, gặp cô kỹ nữ tài hoa chơi đàn tỳ bà mà cảm hứng viết ra bài Tỳ bà hành danh tiếng. Nhà thơ phải mời ngàn lần, vạn lần cô mới xuất hiện.
Thiên hô, vạn hoán thỉ xuất lai.
Do bão tỳ bà bán già diện.
(Muôn lần mời mọc mới ra,
Ôm đàn che nửa mặt hoa thẹn thùng).
Nhà thơ Ngô Mai Thôn gặp kỹ nữ Trần Viên Viên, say đắm mà viết thành Viên Viên khúc - bài trường ca danh tiếng cuối Minh đầu Thanh. Danh sĩ thì yêu giai nhân, đàn ông thì phải yêu phụ nữ, anh thì phải yêu em; đạo lý trên đời là vậy.
Ai cũng có quyền sống, có quyền mưu cầu cơm áo cho mình, cho gia đình. Những bạn gái nghèo, những bạn gái sa chân lỡ bước sẽ sống ra sao nếu họ không tìm một phương để kiếm sống. Nếu họ có bán thì họ chỉ bán cái mà họ có, không phương hại đến ai.

Vũ Đức Sao Biển

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Khánh Ly và Huế

Đăng lại từ mail do Phan Văn Hiền gửi. Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương - tâm sự của Khánh Ly

Tôi là gái Bắc, lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lạ lùng làm sao, tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn nhiều lắm. Mà chỉ xót xa đến Huế, Huế nghèo. Thành phố chỉ có vài con đường chính. Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ lòng lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, đẹp, nên thơ bời những nghệ sĩ khi viết về quê hương của mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình đã được sinh ra. Âu cũng không phải là điều làm cho ta ngạc nhiên.
Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì nếu như vậy thì tôi phải yêu Hà Nội nhiều hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn nhiều hơn, phải yêu Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế,thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn, tôi năn nỉ "mi" "noái" cho tau nghe chút cho đỡ "dớ". Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép nhẹ nhàng. Có một cái gì thật mong manh, như tơ, như sương, khói, như một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng họ không phải là sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. Mười ba năm qua, chỉ xin nói cho nghe vài câu cho đỡ nhớ "nhà". Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ. Dù tôi chỉ biết Huế sau Tết Mậu Thân và không quá 10 lần ghé Huế. Nhưng tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến, những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về "Huế của riêng tôi", và như vậy cũng có nnghĩa là mở ra cánh cửa của kỷ niệm, của những huân hoan đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi trong suốt 13 năm qua . Mười ba năm trước đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi vì dù có thêm 100 năm nữa "Hai mái đầu xanh giờ đã bạc" cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng nữa, thì cũng là kiếp sau. Nhưng "Tình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng". Thì ra 13 năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Còn cố gắng bao che, tự lừa dối mình. Chỉ là một cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn xanh với lời dặn xưa "Qua đèo Hải Vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em". Mộng đã tàn. Tôi đã tỉnh với đau đớn. Thì thầm một mình "khóc đi chứ". Còn khóc được là biết mình còn sống, còn khóc được là biết Huế còn đó trong trái tim, trong tận cùng đáy sâu thống khổ, khốn cùng của một kiếp người mà hạnh phúc cùng đồng nghĩa với bất hạnh. Tôi vốn là một đước trẻ mồ côi cha. Cha tôi chết trong trại Đầm Đùn sau 4 năm giam hãm. Học hành dở dang, vài năm trường tây, vài năm trường ta. Trường học chẳng dạy tôi điều gì. Gia đình chẳng dạy tôi điều gì. Nên tôi tự dạy tôi ra đời năm 16 tuổi. Đi hát nhưng không bao giờ nghĩ mình lại trở thành ca sĩ. Hát vì thích hát. Điều này tôi hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi ông bố có nhiều nghệ sĩ tính nhưng lại đi theo kháng chiến và chết đau thương trong lao tù. Không có tình thương của cha, không hợp tính với mẹ. Ngoài ý thích được hát, tôi không biết mình phải làm gì. Đời sẽ cho tôi những gì và tôi sẽ có được những gì. Tôi quờ quạng sống lang thang giữa đám bạn bè tốt bụng, nay đứa này cho bịch gạo, mai đứa kia cho nửa chai nước mắm. Nghèo mà vui tôi không buồn vì nỗi bị gia đình hắt hủi, từ bỏ. Tôi như một thằng con trai, giữa đám bạn trai. Tuy không có cái cảnh vườn đào kết nghĩa nhưng cho đến giờ đây, gần 30 năm qua, có đứa đã ra đi mãi mãi, có đứa nửa điên nửa dại, có đứa nhà cao cửa rộng, vợ con đề huề. Thỉnh thoảng gặp lại, tưởng như 30 năm chỉ là một ngày. Cũng tưởng đời sẽ lêu bêu mãi cho đến ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật, thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Đà Lạt. Dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán rộng, sống mũi thẳng, nụ cười đẹp, tươi với chiếc răng khểnh, người con trai đó nói với tôi bằng giọng Huế. Dân Đà Lạt, đa số nói tiếng Huế tuy hơi lai, nhưng Sơn là "Huế chay". Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Cô bé lọ lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn trường này bước sang một đoạn trường khác.
Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì ... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp.
Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao?
Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi.".
Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên nhựng sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau.
Hai mươi năm qua, tôi sống như lời Sơn nói, như điều Sơn muốn. Còn có ai thấy được hay không, điều đó không cần thiết. Chỉ cần Sơn không thất vọng - điều đó đủ rồi.
Những ngày tháng ở Huế, gần Sơn và gia đình. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Sáng Đông Ba, chiều Vỹ Dạ, tối họp nhau ở Cercle hoặc nhà anh chị Lễ, đàn hát ngâm thơ. Sơn yêu thơ Nguyễn Bính, bắt tôi ngâm đi ngâm lại bốn câu: "Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm xuống ngắn mà trời cứ mưa. ở đây tôi sống như thừa. Có đêm men rượu tạm vừa lòng nhau." Có bao giờ Sơn hiểu rằng, dù rượu có hết mà sầu vẫn không vơi. Sơn ơi, Huế ơi, "Nỗi sầu như tóc bạc, cứ cắt lại dài ra"...

Khánh Ly

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Nào cùng thi, xem ai... to hơn!

Một phần bức tranh thêu Cội xưa. Ảnh: Thể thao Văn hóa.
Áo dài kỷ lục

Tác giả: ĐAN THIỀM (THỰC HIỆN)

LTS: Xung quanh những kỷ lục...to của Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với họa sĩ Lê Thiết Cương về chủ đề này, xin trích đăng để bà con tham khảo.
Họa sĩ Lê Thiết Cương: Tôi thấy một điều rằng, người Việt mình đang phát một căn bệnh, mà bệnh này có chiều hướng càng ngày càng nặng: Thích phô trương, cụ thể là thích... to!
...
Báo chí đã phê phán chán chê chuyện bánh dày khổng lồ nhân mút xốp. Nay dịp Đại lễ lại rộ lên đủ thứ, từ thiết kế thời trang làm cái áo dài có đuôi áo dài trăm mét, lọ độc bình Bát Tràng cao 3,4m, tranh lụa "Cội rễ ..." gì đó, tốn tới 1,3 tấn chỉ thêu, cờ hội trăm mét phủ kín cả mặt một cái khách sạn... Cái gì cũng thật to, người nào cũng kỷ lục. Vô nghĩa khủng khiếp!
...
Nói thật, tôi chỉ thấy đó là sự dốt nát, thùng rỗng kêu to, đầy tính hình thức. Đó là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người Việt chúng ta. Do 2 nguyên nhân: Thứ nhất làm to là để tiêu tiền; thứ hai, làm to vì tâm lý thích oai để che đi sự ngu dốt.

Quan trọng là không ai dám phản đối việc dựng tượng đài một nhà lãnh đạo, không ai dám phản đối việc làm một tác phẩm điện ảnh 'hoành tráng' để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội chẳng hạn.
...
Những cái cớ đó nó quá to. Những ai muốn lợi dụng cái việc đó để lấy tiền Nhà nước dễ quá. Đó là sự tiêu tiền bất hợp pháp một cách hợp pháp nhất.
...
Nhưng điều đó hàng nghìn người đã nói. Bệnh cũ cộng thêm bệnh mới 'thích to' nữa, càng 'hợp pháp' hơn, ngang nhiên hơn và đáng buồn hơn!

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Nhạt nét hào hoa

Lâu nay Mien phải lên đỉnh Hoa Sơn quay mặt vào núi để sám hối và luyện công, nên không có điều kiện tham gia blog. Nhớ các bạn rất nhiều, đặc biệt các bạn TP, VK, DQV, Lex, Đại sư huynh, Sư tỷ, các Sư huynh, Sư muội và các anh em bằng hữu. Mien xin khất món nợ này hẹn có ngày báo đáp. Xin tạm chép lại bài thơ cũ thay lời tự tình:

Kể từ bẻ phấn, quẳng nghiên,
Gói trang sách cũ, bó thiên chương vàng.
Kể từ vó ngựa lỡ làng,
Trăng thong dong suối, mây lang thang đồi.
Bên sông bóng hạc chiều vơi,
Nắng gầy đỉnh Ngự, phụng rời rã sương.
Tìm vui đá sỏi công trường,
Hào hoa nhạt nét, phong sương ngất trời.
Lục trong ký ức mù khơi,
Dấu hài kỷ niệm, một thời phôi pha.
Bút nghiên, duyên cũ nhạt nhoà,
Góc hiên lẫn lộn cỏ hoa thế tình.
Đôi khi cảm nghĩa nhân sinh,
Tạc thù chén bạn, chén mình nồng cay.
Ra về lãng đãng men say,
Nửa đêm tỉnh giấc tháng ngày gần xa.
Đôi khi thèm tiếng chim ca,
Lên non bỏ lại âm ba muộn phiền.
Ra đi rừng núi bình yên,
Quay về phố thị đã im lìm rồi.
Gương trăng trở giấc rạng ngời,
Thềm xưa mấy giọt sương rơi mơ hồ.

Miên Như

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Bà Nà & Đà Nẳng

Tp Đà Nẳng nhìn từ tầng 23 KS HAGL

Cúc ngũ sắc trên đỉnh Bà Nà

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Một bầy bò

Hình trên là một bầy bò con đen con đỏ. Còn sau đây là câu chuyện vui được truyền tụng trong lúc trà dư bia hậu; chuyện kể rằng: Có một nhà ngâm kíu tuổi thọ của giới mày râu đi tìm hiểu bí quyết sống thọ của các cụ ông. Nhà ngâm kíu bèn làm một cuộc phỏng vấn các cụ đại lão. Gặp vị đại lão đầu tiên có dáng điệu phương phi, da dẻ hồng hào, tiên gia đạo cốt. Nhà ngâm kíu bèn hỏi: Xin thưa Cụ có bí quyết gì để trường sanh bất lão không? Đại lão trả lời: Có chi đâu, lão chỉ có một điều là ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ, sống trong một môi trường trong lành, không có điều chi phải bận tâm với cuộc sống. Nhà ngâm kíu: Thưa, Cụ năm nay thượng thọ được bao nhiêu? Đại lão: Nhờ trời Lão năm nay vừa tròn 90 tuổi. Gặp Đại lão thứ hai cũng phong thái đạo cốt tiên gia, ung dung tự tại Nhà ngâm kíu hỏi: Xin thưa Cụ có bí quyết gì để trường sanh bất lão không? Đại lão trả lời: Có chi đâu, Lão chỉ nhờ tập thể dục dưỡng sinh đều đặn, luyện tập Yoga hằng ngày, không rượu bia trụy lạc nên được sức khỏe thế này đây. Nhà ngâm kíu: Thưa, Cụ năm nay thượng thọ được bao nhiêu? Đại lão: Nhờ trời Lão năm nay vừa tròn 100 tuổi. Nhà ngâm kíu rất lấy làm sung sướng vì đã manh nha tìm được một vài bí quyết trường thọ. Tiếp tục củng cố ní thuyết của mình nhà ngâm kíu gặp một Đại lão râu tóc bạc phơ mặt mày vui vẻ trông có vẽ già cỗi hơn hai cụ già mà ông ta đã gặp. Nhà ngâm kíu bèn hỏi: Xin thưa Cụ có bí quyết gì để trường sanh bất lão không? Đại lão trả lời: Lão chẳng có bí quyết chi cả, ăn uống thất thường, bửa no bửa đói cũng không sao, rượu bia bát ngát suốt sáng thâu đêm, đã uống thì chưa say chưa về, có bao nhiêu tiền bạc lão ưu tiên đầu tư cho bia rượu. Nhà ngâm kíu cảm thấy choáng váng vì công trình ngâm kíu của mình sắp đi vào chổ phá sản. Bèn hỏi: Thưa, Cụ năm nay thượng thọ được bao nhiêu? Đại lão: Nhờ trời Lão năm nay vừa tròn 35 tuổi.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

Nạm bàn về dăn hóa

Nhiều người cho rằng xét về mặt ứng xử văn hóa thì Xứ bắc đã sản sinh ra một số nhân vật trí thức trong dân gian và trên văn đàn tiêu biểu cho nền văn hóa Xứ bắc như Trạng Quỳnh, Ba Giai, Tú Xuất, Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... nên bây giờ người miền bắc ảnh hưởng nhiều về nhân cách ứng xử văn hóa của các vị ấy. Còn Xứ nam đã sản sinh ra một số nhân vật trí thức tiêu biểu như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên, Công tử Bạc Liêu... nên người miền nam cũng ảnh hưởng nhiều về nhân cách ứng xử văn hóa của các vị ấy. Quý vị hãy liên hệ với thực tế hiện tại xem điều ấy có đúng không!

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Giảm tốc


MỘT GÓC VƯỜN NHÀ EM
Nhà em vườn mộng mênh mang
Mà sao anh cứ lang thang ngoài đường.

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

Đôi bạn chi kỉ

Chuyện nà thế lày:
YKu và ALon nà hai bạn học chí cốt với nhau từ cái thời đi dzu học ở chường Đại học Nam Thái Bình Dương.
Một hôm AKu đến thăm 2 vợ chồng ALon các bạn cùng ngủ với nhau trên một chiếc giường Vợ ALon nằm trong, ALon nằm giữa còn YKu thì nằm ngoài.
Hôm xau YKu nói nhỏ với ALon: Hôm qua bạn ngủ xay xưa dzồi, vợ bạn lấy tay cầm chim mình xuốt đêm!
ALon: Giời ơi! Bạn nhầm dzồi, hôm qua chính mình cầm chim bạn đó, có như thế mình mới yên tâm mà ngủ xay xưa chứ!!! He he...

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Câu chuyện của người say

- Nghe nói hôm qua anh xỉn quá ư?
- Tôi cũng nghe mọi người nói vậy!
- Các anh nói chuyện gì?
- Chủ yếu là câu: “Nào, rót tiếp đi”.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Quá chình nàm Chiến xĩ

Ngoẽn Ngốc Ơn
Dám đốc Xở Dzăn hóa - Xông tin - Du nịch Phú Xọ,
Với bằng Xạc xĩ bổ túc, và số tiền 17.000 USD!
Không biết đọc, nghe, nói, viết tiếng Anh,
Năm 2008 sau 2 tuần đi tu nghiệp tại Chường Học đại Nam Thái Bình Dương ở Mẽo Cuốc đã bảo vệ xành cong và nhận được bằng Chiến xĩ.
Chỉ không may nà cái bằng Chiến xĩ dõm giời ạ... he he he
Bi dzờ em đã hiểu chình độ coan chức, cũng như em đã hiểu phun ca ca nà thế nào dzồi...

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Nại tin bùn dzồi (!)


Thế nà chiều 19/6, chỉ có 37% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã không thông qua chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP HCM trị giá 56 tỷ USD.

Tiếc thay! Tiếc thay! Thế lày nà kế hoạch đi thăm các bạn bờ nốc gơ bằng cái Con cô tóc nại gặp chắc chở dzồi... Thôi đành gặp nhau chên mạng dzậy (!)

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Tin dzui Giáo dục



Qua 4 năm chiển khai cuộc vận động ‘2 - 0’ nền giáo dục VN đã tiến bộ dzõ dzệt, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT 2010:

+ Số thí sinh bị đình chỉ thi:
Năm 2007: 2.612 em,
Năm 2008: 833 em,
Năm 2009: 299 em,
Năm 2010: 90 em; giảm gần 97% so với năm 2007.

+ Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi:
Năm 2007: 32 vị,
Năm 2008: 15 vị,
Năm 2009: 3 vị,
Năm 2010: 1 vị, giảm gần 97% so với năm 2007.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng trong bối cảnh các cuộc thi được triển khai ngày càng nghiêm túc hơn:
Năm 2006 đạt 94%
Năm 2007 đạt 66,7% (lần 1, có nhiều trường đạt 0%),
Năm 2008 đạt 76% (lần 1),
Năm 2009 đạt 83,8%,
Năm 2010 đạt trên 90% (Có rất nhiều trường đạt 100%).

Mừng thay!
Vui thay!
Đi nàm vài be thay!

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Vô đề



Cũng chừng như ấy mà thôi
Một con đường nhỏ
một đồi hoang vu
Khắp miền non nước vào thu
Chưa nguôi tiếng khóc
bỗng như phiêu bồng
Suối xa nghe thoảng hư không
Lan trong ký ức mịt mùng hoang sơ
Ngàn xưa và một chữ ngờ
Có không ảo thực lờ mờ thế nhân.

Cảm tác sau khi đọc bài ‘Ca sĩ’, ‘Gió thổi đồi tây hay đồi đông’ của PCThiện trên blog Trần Phan. 10:02 08/4/2010

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Đường sắt cao tốc

Ai đã đi tàu Shinkansen ở Nhật hoặc TGV ở Pháp chắc cũng mơ một ngày nào đó Việt Nam ta cũng có đường tàu hiện đại này. Nhưng không phải giấc mơ nào cũng được nhiều người chia sẻ.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Trên đất Lào

Ôi ngon tuyệt

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Nghệ thuật khui Champagne


Trích trong bài Em Champagne má đỏ môi mềm của Ái Văn do thằng bạn đời gửi qua mail.

Tôi đã được mục kích hai lần cách mở Champagne bằng dao phay như sau: Anh ta lấy Champagne ngâm trong nước đá cho khá đông lạnh cả chai. Lấy chai ra. Cầm chai trong tay ngay ở cổ chai ngay dưới nút điền điển một tí (contact nắm cổ chai khoảng độ ½ inch = chỉ chỗ đó là nhiệt độ nóng hơn toàn chai), lấy con dao phay ra, đổi nơi cầm chai xuống bên dưới thân chai, chặt chai thật mạnh và nhanh như ta phạt cỏ vậy. Cổ chai đứt ngang, nút chai liền với cổ phẳng băng, ngọt ngay. Không một giọt nào mất. Nghề thiệt. Hay!! Khui champagne thì ta nên khui thế nào cho kêu "pop" một tiếng khá lớn mà không có giọt rượu nào tung ra. Cũng không khó vì tôi đã được khui nhiều lần như vậy: Cầm chai khoảng 45 độ, mở niền bằng dây kẻm ra, nhớ là tay kia phải đè ngay nút, tháo dây ra xong thì xoay chai (nhớ là không xoay nút chai mà xoay chai) còn tay kia thì giữ thật chặt nút, ta có thể cảm được áp suất từ trong chai đang đẩy nút ra. Ráng đè nút xuống nếu muốn nghe tiếng nổ lớn, bằng không thì thả nhẹ ra cho đến khi nút bung...
Xin tạm trích đăng như thế, nhân mấy ngày nghỉ lễ mời quý vị tổ chức hội hè và làm vài chai Champagne cho dzui dzẽ.

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Nuận về Văn dĩ tải đạo

Đọc lệch là giết người
Phan Khôi
Sau khi nàm mấy ni Dờ mi mặc ten Nang thang hơi liêu xiêu bỗng nhớ lại bài Văn Dĩ Tải Đạo do Bác Hoa Sen đưa lên Blog chước đây bèn chích đăng lại và có mấy nhời bàn để hầu gúy dị mua dzui chong chốc nát:

Chuyện rằng: Thừa đêm mưa gió, một tên đạo chích lén trộm chiếc chuông của chùa làng, và bị bắt. Nội vụ giải đến huyện quan. Ai cũng tưởng tên trộm sẽ bị tù, nào ngờ quan huyện tha ngay hắn về.
Không bao lâu, làng lại bắt được một tên trộm chiếu và cũng giải nạp lên huyện đường. Nhưng lạ thay, quan huyện dạy đem chém đầu tên trộm chiếu.
Hội đồng làng chẳng hiểu ra sao cả, trộm chuông là trọng tội mà được tha, còn trộm chiếu coi như cắp vặt lại bị giết, thế là cả hội đồng làng kéo nhau lên huyện đường để nhờ quan chỉ dạy.
Huyện quan tỏ ra là bậc “dân chi phụ mẫu” dạy rằng:
“Các ngươi làm sao hiểu thấu phương cách chăn dân trị nước của bậc Thánh hiền. Ta đây xét xử mọi việc đều theo sách vở nghìn xưa để lại, bởi sách có câu: Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả, nghĩa là Đức Phu tử dạy, trộm chuông thì hãy tha. Lại có câu: Triều văn đạo tịch tử khả hỉ, nghĩa : Triều đình truyền ăn trộm chiếu thì phải tội chết, bởi các ngươi còn tối sách vở thánh hiền thì làm sao thông đạt nghĩa lý.”
Hội đồng làng gật gù, tỏ vẻ khâm phục xá dài nói:
“Bẩm quan ngài, Ngài quả là người thông đạt thiên kinh vạn sử, lũ chúng con sao sánh bằng.”
Vì bị chết oan, hồn tên trộm chiếu vất vưởng xuống Diêm đình đầu cáo Diêm Vương cho quỉ sứ lên bắt hồn quan huyện xuống đối chất.
Diêm vương phán hỏi:
“Nhà ngươi xét xử thế nào mà tên nầy xuống đây kêu oan?”
Huyện quan thưa: “Bẩm Diêm chuá, chúng con đứng ra chăn dân, cầm cân nẩy mực lẻ nào không hiểu lời Thánh hiền dạy. Sách có câu “Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả” và “Triều văn đại tịch tử khả hỉ”. Con đã theo đúng sách vở mà tha cho tên trộm chuông và giết tên trộm chiếu để răn dạy kẻ khác.”
Nghe xong Diêm vương vổ án:
“Thôi rồi, Nhà ngươi làm đến chức Huyện quan mà hiểu sai bét cả sách vở Thánh hiền thì làm sao sao không giết oan uổng mạng người “Phu tử chi đạo kỳ trung (không phải chung) thứ giả”, nghiã là Đạo của Phu tử chi đạo kỳ trung thứ giả. chữ trung là trung dung, tức cái đạo không thiên về mặt nào mà mi đọc lệch chung ra cái chuông. Còn câu kia Triêu (không phải là triều là chữ đồng tự dị âm), văn đạo tịch tử khả hỉ, nguyên văn câu của thầy Nhan Hồi, học trò đức Khổng Tử viết để tỏ nhiệt tình với đạo của thầy có nghĩa “sáng mà nghe được mùi đạo trung thứ chiều chết cũng cam”.
Triêu mà mi đọc là lệch là “triều” là triều đình, còn tịch là “buổi chiều” tịch dương mà mi đọc là “chiếu”. Để rồi giết oan một mạng người. cái dốt của nhà ngươi sẽ còn gây thêm nhiều oan khổ cho dân lành. Vậy ta bắt nhà ngươi đầu thai làm chó để bù tội lỗi.”
Quan lại sợ hãi, khúm núm thưa van xin:
“Thưa Ngài, Ngài có cho con đầu thai làm chó xin Ngài thương tình cho con làm con chó nái.”
Diêm vương ngạc nhiên hỏi:
“Chó đực hay chó cái đều là kiếp chó. Tại sao nhà ngươi xin đầu thai làm chó nái?”
“Bẩm Ngài, sách có câu “Lâm tài mẫu cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn”, con muốn đầu thai làm chó nái để “Gặp tiền thì chó mẹ được hưởng, gặp nạn thì chó mẹ được miễn.”
Xin Ngài cho con làm chó nái.”
Diêm vương lắc đầu, chán nản:
“Thôi lại là cái dốt đặc cán mai của nhà ngươi. Lâm tài mẫu (mẫu đây có nghĩa là không nên chứ không phải mẫu là mẹ) cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn nghĩa là: gặp tiền tài không nên lấy bừa bãi, gặp nạn chớ bỏ qua. Thế mà nhà ngươi hiểu ra “Chó nái dễ được tiền, tránh được tai nạn”. Thôi ta không cho ngươi đầu thai làm chó nái mà phải chôn sống nhà ngươi.”
Huyện quan than khóc: “con đập đầu trăm lạy nếu Ngài chôn sống con xin ngài rộng lượng chôn từ cổ trở xuống”.
Diêm Vương hỏi: "Chừa đầu cho mi thở"?
Huyện quan thưa:
“Thưa sách có câu: Thiên niên mai cốt bất mai tu (tu đây có nghiã là xấu hổ, giống như cọp chết để da người ta chết để tiếng) tu ở đây không phải là râu nhưng Huyện quan hiểu rằng ngàn năm chôn xác chứ không chôn râu …” (VN thi nhân tiền chiến trang 85)
Xã hội thời phong kiến, không phát triển về tự do ngôn luận hay nhân quyền, bởi vì đời sống dân trí còn thấp, nhưng ngày nay cũng nhiều nơi trên thế giới dù đất nước phát triển, thống nhất, hoà bình nhưng vẫn còn dung túng bọn quan lại dốt nát, không học nhưng mua bằng cấp ăn trên ngồi trốc có điạ vị cai trị dân độc tài bóc lột làm đất nước thêm khổ đau, người dân luôn sống trong trình trạng thấp cổ bé miệng! Chúng tôi xin đốt nén nhang tuởng nhớ cụ Phan Khôi mong Cụ chia sẻ với thế hệ chúng tôi, dù ngày nay là thế kỷ thứ 21!! vẫn còn như ngày Cụ còn tại thế!!


Sau khi ngâm kíu Nang thang tui xin có vài nhời bàn về Văn dĩ tải đạo như sau:
Văn dĩ tải đạo. Đúng vậy! Nếu văn không dĩ tải đạo thì văn phải dĩ tải đời mà nếu không dĩ tải đời thì phải tải cái chi đó chớ! Phải không Bác HS và Gúy Dzị Bờ Lốc Gơ. Cái bài ni trước đây Nang Thang tui có may mắn ngâm kíu và đã Hoác ra được nhiều Chân Ní mới nạ, nếu Gúy dzị cất công ngâm kíu chắc cùng sẽ hoác ra được nhiều điều bổ ích cho cuộc sống. Phàm đã là chữ nghĩa Thánh hiền thì ai cũng có thể học được mặt này mặt kia, cho nên vị Quan kia đã học được một mặt còn mặt kia Diêm Vương lại học được như dzậy xét cho cùng mỗi người học được một phần và đã bổ sung cho nhau thật là toàn diện Gúy dzị ạ, xin Gúy dzị hiểu cho mỗi ní nuận đều có 2 cái Nề của nó nà: “Nề Chái - Nề Phải” mà vị quan nọ dùng cái Nề bên này còn Diêm Vương lại dùng cái Nề bên kia dzậy thôi. Nang Thang tui có may mắn được ưu tiên bồi dưỡng ở “cấp cao” về ní thuyết này nên có ý định mở một một nớp tập huấn “Chiển khai” “Ní Thuyết” “Nề Chái - Nề Phải” nếu trong Gúy dzị có ai muốn ngâm kíu Ní thuyết ấy xin niên hệ để đăng ký chước, sau khi ngâm kíu viết thu hoach xong Gúy Dzị sẽ được cấp Chứng chỉ miễn phí, việc đi nại, ăn uống Gúy dzị phải tự no. Ní thuyết này nà một noại tài niệu cổ Gia truyền dzất quý do vị Quan nọ truyền lại cho Hậu duệ của ngài, và vị Hậu duệ ấy phổ biến chong Nuận văn “Chiến Xỉ” được viết bằng chữ “Háng” với đề tài cấp Lanh Tẹc Na Xô Nan Lơ: “MUÔN NĂM CHƯỜNG CHỊ NHẤT THỐNG GIANG HỒ”.
(Để tham gia Nớp chiển khai này có hiệu quả Gúy dzị phải ngâm kíu chước nịch xử và thân thế xự nghiệp của Nhậm Ngã Hành), muốn biết Nhậm Ngã Hành nà ai thì phải hỏi Doanh Doanh, muốn hiểu Doanh Doanh thì phải hỏi Lệnh Hồ Xung, muốn hiểu Lệnh Hồ Xung thì phải hỏi Nhạc Linh San, muốn hiểu Nhạc Linh San thì phải hỏi Nhạc Bất Quần, muốn hiểu Nhạc Bất Quần thì phải hỏi Nguyễn Cao Kỳ Duyên, muốn hiểu Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì phải hỏi Nguyễn Cao Kỳ... Chời ơi! Cái gì thế này! Cái gì thế này!!!! ...

Xin Gúy dzị đừng la ó... Nhiều Gúy dzị chắc xẽ phải phản đối và thắc mắc, sao lại kỳ quặc như dzậy????? Xin thưa rằng không có chi kỳ quặc cả nó nằm chong mối ní nuận nô dzzích của Ní thuyết ấy mà, Gúy dzị cứ bình tỉnh mà ngâm kíu sẽ Đại Hoác ngay mà. Bởi dzì thế này Nguyễn Cao Kỳ chước đây nà Tướng “Ngụy”, mà đã là tướng ngụy tức thị là “Ngụy Quân”, Nguyễn Cao Kỳ Duyên là con của Nguyễn Cao Kỳ tức là con của “Ngụy Quân”, mà con của “Ngụy Quân” thì theo sách vở Thành hiền bên Tàu thường gọi nà “Ngụy Quân Tử” đã là Ngụy Quân Tử thì còn ai hơn Nhạc Bất Quần, mà Nhạc Bất Quần lại sinh hạ ra Nhạc Linh San, Nhạc Linh San lại là người yêu, nười bạn chí cốt của Lệnh Hồ Xung.... Cứ như thế Gúy dzị cứ nuận ngược nên rồi xẽ hiểu dza cái Ní thuyết này nó thâm sâu vô cùng. Có nẽ đến đây Gúy Dzị đã HOÁC được Văn dĩ tải cái chi đó chưa ạ? Xin cám ơn Gúy Dzị đã nắng nghe. Mời Gúy Dzị nán lại ít phút để Em Nó gửi cái phong bì 100 đô gọi là tiền ăn trưa ấy mà. Chúc Gúy Dzị thành đạt và an khang thạnh vượng.
Nang Thang

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Remy Martin

REMY MARTIN
Lời thưa trước: Bài ni Mien tui trích đăng từ thư thằng bạn đời gửi cho, để quý vị đọc cho vui thôi, nếu quý vị nào có ý vận dụng vào cuộc sống thì Mien tui xin cảnh báo 2 điều. Thứ nhất Miên tui không chịu trách nhiệm về sự cố tan bị bạc của quý vị, thứ hai quý vị phải giữ tuyệt đối bí mật đối với quý phu nhân kẻo xảy ra cuộc chiến hết sức nguy hiểm.
Đây là thứ dữ trong làng rượu, thuộc một trong Tứ Đại Thiên Vương không thua gì Martell quốc hồn quốc túy rặt giống dòng Gaulois Pháp . Lập năm 1724, hiện nay do 2 đại gia kiểm soát: Max Cointreaux (hãng làm rượu mùi có tiếng nhất của Pháp) và Martin Remy G. Remy Martin không có nhãn 3 Stars, nhưng ra liền VSOP (đúng trên 5 năm). Hàng năm bán trên 8 triệu chai, dân Giao Chỉ và mấy công chức đời Pháp tại Saigon rất thích nhậu với tôm càng xanh nhảy lói xói nướng trên than hồng rồi chết luôn cũng không ân hận gì trần thế đầy giả dối ô trược. Hạng Lancet d’Or (Mỹ mua nhiều), loại Grande Reserve bán tại siêu thị phi trường quốc tế miễn thuế nhập nội, mỗi người được l chai thôi, loại Vieille Reserve bán tại bar rượu hạng sang, loại Âge Inconnu (đừng hỏi tuổi mà chi, không biết đâu) không bán mà tặng cho những chiến sĩ có công cho đất Pháp? (Chắc công uống rượu quá?) Napoleon và Fine Cognac nếu được uống một ly là bệnh gì cũng khỏi chỉ trừ bệnh "ghiền" không trị được mà thôi loại Lancet d’Or Grande Cognac nghe như huyền thoại của dân Gaulois? Loại chót Louis XII Grande Cognac (tuổi không dưới 25) được đãi trong những yến tiệc quốc khách. Vua Á Rập, tuy kinh Koran cấm uống rượu, nhưng thích mua tặng cho đại sứ quen của Á Rập, còn dư cất trong tủ sắt chung với hột xoàn lớn nhất nhì thế giới.
Còn lại những lò nhỏ sau đây : A.E d’Or, M. Rangeau, Augier, Brillet, Comandon, Exshaw, Gaston de Lagrande, Marnier Lapostelle, P . Frapin. Những lò này nếu bạn thiếu một vài chai rượu cũng không đáng lo lắm .
Là một vùng núi cao, cách Charete độ 80 miles (trên 100 cây số). Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.
Vì tỉnh này chuyên dùng loại cây sồi chất gỗ màu đen black oak, nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac, mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8 năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm, muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20 năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần, có khi bị cúp luôn cho đi xe buýt thì mới phân biệt được.
Hảo tửu của Armagnac: Marquic de Montesqiuo, Lafontan, Malliac, J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres, San Gil, Condom, Pacherene.

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Tam thiên bổn mạng

Tam thiên bổn mạng nói năng,
Tam bành lục tặc chi bằng lung tung.
Tan đoài mà chẳng tỉnh đông,
Tỉnh điên một thuở, giếng nông dây dài,
Hài đen gương trắng trang đài,
Ba voi điểm lại một vài gió bay.
Nhớ xưa mẹ dạy như dzầy:
Rằng đêm là ấy, rằng ngày là đêm,
Chuồn chuồn bay thấp thì thêm,
Bay cao thì bớt, cánh mềm thì rơi.
Bút nghiên chữ nghĩa lơi khơi,
Đồ bành, đồ cổ, đồ chơi quá chừng.
Có khi nói, có khi đừng,
Xoa tay chép miệng tưng tưng ơi ngài:
Rằng môn, sắn cũng như khoai,
Tương bần, rau muống chấm hoài răng ê.
Ngày buồn thượng đáo sơn khê,
Rửa tay, gối đá khúc nghê mơ màng,
Hứng men vỗ khúc tàng tàng,
Tào lao bè bạn, càm ràm vợ con.
Nửa đời chen giữa sơn non,
Bây giờ điểm lại chon von sơn già.
Gấm hoa, lủng củng lủng cà,
Đười ươi ốt dột, còn ta ngợm người.
Khùng điên hát thiệt, nói chơi,
Ba tài góp nhặt, khóc cười u oe.
Đông tàn còn vọng tiếng ve,
Mười lăm Kiều Thuý lạnh se gió mùa.
Ba mươi mấy, kẻ thích đùa,
Và bao nhiêu nữa, trâu lùa ruộng hoang.

Đồ Bành

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Tửu học nhập môn

Bây giờ trở lại rượu sướng hơn. Nhiều người thường thắc mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P. Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin? Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu dịnh giá trị đi. Nói chuyện sau này.
Thật sự rượu mạnh có nhiều danh hiệu nghe quái dị vô cùng, càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe, Vieille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Bleu... được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây: Courvoisier, Hennessy, Martel, Remy Martin, Bisquit, Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier, Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier, Salignac... Còn nếu bạn chỉ biết lèo tèo vài tên giống như anh hàng xóm sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình (riêng loại rượu đế này tôi có hỏi nhà làm rượu đế danh tửu này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi).
Còn nữa nói chưa hết. Riêng tại Pháp họ kỳ thị người ngoại quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American trọc phú lắm. Họ thường nói "Tụi Mỹ nó biết gì miệng nhai hotdog, tay cầm lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football, lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi". Họ có những loại rượu chỉ bán tại Pháp mà thôi, không có dư để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne, Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu và Frapin Château de Fontpinot. Riêng 2 loại sau cùng Croizet Inconnu và Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Đôi khi mừng sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra về vì nghe đồn có ông nào điện thoại từ Madrid mua hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước thì tức ngàn năm vương hận. Danh từ Âge Inconnu: có nghĩa là không biết tuổi, muốn đoán ra sao thì đoán, y như tuổi của mấy cô ca sĩ Saigon vậy, lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi cũng nói... em đôi mươi. Thiệt là Âge Inconnu, đừng hỏi tuổi em là bao nhiêu?

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Một nhân cách lớn

Nhà thơ Hữu Loan kể lại lý do vì sao Màu tím hoa sim bị 'đánh' khi phong trào Nhân văn giai phẩm xảy ra:
“Lúc bấy giờ làm Thơ … không được khóc cái đau riêng của mình...
Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc… Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Vĩnh biệt nhà thơ Hữu Loan


1916 - 18/3/2010
XIN NGUYỆN CẦU NHÀ THƠ MÀU TÍM HOA SIM
VÃNG SANH LẠC QUỐC

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Định chừa

Hôm qua ngồi chơi với Mệ Viễn Bào, nghe Mệ đọc cái bài Tứ tuyệt thiệt ưng ý, Mien tui không nở ích kỷ thưởng thức một chắc, nên xin post lên đây cho mỗi người thưởng thức một chút để thực hành cái đức bố thí.
Có cái nhiều khi cũng định chừa,
Định chừa nhưng lại vẫn còn ưa,
Còn ưa nên mãi không chừa được,
Chừa được thì e sống cũng thừa.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Nói về rượu

Miên tui vớ được bài viết về rượu của Nhật Vy do Dương Thọ, thằng bạn đời gửi cho. Thấy rất bổ ích cho các vị đệ tử Lưu Linh nên trích đăng lần lần ở đây. Quý vị nào muốn ngâm kíu sâu hơn, Miên tui sẵn sàng cung cấp thêm Bí kíp.
1. Napoleon:
Là loại rượu Hoàng đế, Ngài Ngự của những lò làm rượu. Chủ lò nâng niu loại này nhất. Đây là con gà quý dùng để cáp độ với chư hầu ngoại bang đây . Được khen thua cũng là loại này. Danh từ Napoleon thật sự không ăn nhậu gì đến tên của Hoàng Đế Pháp đâu. Hoàng Đế Pháp Napoleon là dân đau bao tử mà, không thấy ông lúc nào cũng thọt tay vào rờ bao tử hay sao? Dân đau bao tử làm sao nhậu được? Chữ Napoleon dược in long trọng kế cần cổ chai rượu. Còn những loại rượu nào mà in nguyên cái hình Hoàng Đế Napoleon đầu đội nón vành như nón cối vậy thì là thứ giả, họ in hình Napoleon để cho "dân ngu khu đen" đem về hù vợ con mà thôi. Chớ gặp tay nhậu 6, 7 sao rồi, nó sờ sau ót nó cười chạy không kịp. In hình là trật sách vỡ rồi. Thật sự có nhiều lò rượu không thèm dùng chữ Napoleon làm chi mà họ xài danh từ Cordon Blue cũng đủ bảnh rồi.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Hoang tưởng

Đi tìm em tận chân trời vô định
Cứ điên cuồng thầm gọi dáng thơ ơi
Dù mai đây chân mõi – vắng tiếng cười
Ta vẫn cố tìm em trong ảo vọng
*
Gót ngọc ưu phiền hoa rừng xao động
Và mây chiều từng mảng rụng tan hoang.
Hương trầm thơm ngào ngạt tỏa không gian
Hồn chưa tỉnh nên còn mê đắm mãi
*
Em ở đâu bao giờ em trở lại?
Hay là em vĩnh viễn phụ tình ta!
Tan cõi lòng, buồn chất ngất chia xa
Khô cháy cả trái tim đầy mộng mị
*
Nếu mai sau em dùng lời hoa mỹ
Để tặng ta, nhất định ta không tin
Tâm u mê, hoang tưởng cứ đi tìm
Người tình ảo – Nàng thơ xưa đã chết.
Miên Như
Tháng 12-1996

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Chuyện tào lao

Lão Chồng sau khi đi thăm đám ma người vợ của Bạn mình về nhà, mặt mày buồn bã, bỏ ngủ quên ăn tám ngày liền; Mụ vợ lão ta bèn lân la dò hỏi: "Ông ạ, Bà vợ Bạn của ông đã già yếu rồi, hơn nữa cũng bệnh tật tùm lum, Bả đi như thế cũng nhẹ nhàng cho chồng cho con khỏi khổ, vậy cớ can chi mà ông buồn bã lắm vậy? Hay là ông có duyên nợ chi khó nói lắm hay chăng??? Thôi hãy gạt hết đi ưu phiền để vui sống quảng đời còn lại với con với cháu". Lão Chồng nghe vậy bỗng òa lên khóc nức nở, khóc tức khóc tưởi như chưa từng được khóc bao giờ. Cả gia đình con cháu xúm lại an ủi một hồi lão chồng mới nấc nấc trong nghẹn ngào thì thào lẩm bẩm cái gì đó nghe không rõ, rồi bồng lão ta rống lên: "Trời ơi là trời! thế mà cả nhà không ai hiểu cho tui hay sao? Vợ người ta thì đua nhau chết ào ào, còn vợ của tui thì cứ sống nhăn răng ra đó, không chịu chết cho rồi, mà cứ đeo bám tui mãi như thế này thì làm sao tui sống cho hết đoạn đời còn lại đây!!!"

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Lang thang lạc địa

Hôm nay kiếm được một ít mồi dưới chân chùa Hương, Mien tui bèn mang về ngồi với Bác Trần Vàng Sao làm vài be cho đở lạnh, cơ duyên Miên tui được nghe ba bài dzui dzui nên chép lại đây kẻo mai mốt quên mất.

Bài số 1:
- Một hôm quan phủ về thăm nhà thằng bạn nối khố làm tri huyện, khi đến đầu làng Quan phủ hỏi thằng bé chăn trâu: Ê ! thằng tê, nhà quan huyện ở đâu?
- Thằng bé thưa: Dạ thưa ngài, nhà tri huyện ở xóm giữa, nhưng cụ thể ở chổ nào cháu đéo biết.
Đi tiếp một đoạn đến giữa làng quan phủ hỏi con bé chăn vịt: Ê ! con tê, nhà quan huyện ở đâu?
- Con bé thưa: Dạ thưa ngài, cháu đéo biết.
Quan phủ lần mò mãi mới tìm được nhà quan huyện.
Vào đến nhà quan phủ liền vặn vẹo quan huyện: Mi chăn dân thế nào mà trình độ văn hóa của dân kém quá, cứ mở miệng là nghe đéo.
- Quan huyện liền bẩm: Dạ hạ quan đã cố dạy dỗ nhiều lắm, nhưng chúng nó đéo nghe.
- Lúc đó cậu trưởng tử của quan huyện đi học về nghe lõm được chuyện, bèn ghé vào thưa rằng: Bẩm quan lớn, bọn dân ở đây khó bảo lắm, riêng bọn cháu học hành đàng hoàng thế này mà khi nói chuyện tình cảm, phải trái với bọn chúng mà bọn chúng cũng đéo nghe.
- Quan phủ nghe vậy liền quát mắng quan huyện: Như thế chú mày đéo chăn dân huyện này được rồi!!!

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Hết thuốc

Câu chuyện thứ nhất:
Chị Bảy hốt hoảng chở ông chồng đến Trạm y tế xin tiêm phòng bệnh dại.
Cô y tá hỏi: Thế chồng chị bị chó dại cắn à?
Chị Bảy lẩm bẩm: Dạ không phải chó dại cắn, cũng không phải mèo dại, chuột dại, rắn dại cắn. Nhưng cứ đến khoảng 4 giờ chiều lão lại lên cơn và đi ra khỏi nhà cho đến chín mười giờ tối mới về cô ạ.
Cô y tá hỏi: Thế chị có thấy dấu cắn nào trên người chồng chị không?
Chị Bảy: Dạ có dấu răng người và dấu son.
Cô y tá: Ồ thế thì chồng chị bị một loại bệnh dại mà Trạm y tế chúng tôi hết thuốc.

Câu chuyện thứ hai:
Có một lần bọn tôi mời bạn bè cũ, cùng học trường làng từ thuở mặc quần đùi đi chân đất gặp mặt, nhân có mạnh thường quân ở xa về. Tham dự buổi họp có hơn mươi bạn, trong đó có một bạn ngày xưa học đến nửa lớp ba là nghỉ học và làm hai lúa đến bây giờ.
Buổi gặp mặt được tổ chức trong một nhà hàng sang trọng. Nửa chừng hai lúa hỏi đi xả bầu tâm sự chổ nào, nhân viên nhà hàng hướng dẫn cho hai lúa rất lịch sự. Xong việc ấy hai lúa trở ra và cười ngặt nghẹo, anh em chẳng ai hiểu chuyện gì. Càng hỏi, hai lúa càng cười sặc sụa.
Một lúc, sau khi cười đả đời, hai lúa bèn nói:
“Tui tưởng thành phố văn minh lịch sự như ri, thì trình độ chữ nghĩa cũng cao lắm chứ, hóa ra không phải vậy”.
Anh em chưa kịp hiểu hai lúa tiếp: “Cái chổ xả e dành cho Nam mà viết sai thành chữ dành cho Man, còn cái chổ dành cho Vợ nam lại viết VVo man. Thật là trình độ văn hóa thấp quá, không ra răng cả!”

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010

Nguyên tiêu

Chuyện xưa kể rằng thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu đã qua nhiều Tết mà không được đoàn tụ với gia đình, vì buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Để thỏa lòng cô gái, Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế: Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ "16 tháng giêng sẽ bị lửa thiêu", rồi tối ngày 13 tháng giêng sẽ có một tiên nữ áo đỏ giáng trần để hỏa thiêu Tràng An, mọi người muốn sống, hãy tâu lên nhà Vua để tìm cách thoát nạn.
Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó, Đông Phương Sóc vờ nghĩ một lúc rồi tâu với Vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay có thể giao cho cô làm bánh, đồng thời lệnh cho dân Tràng An đến ngày đó mỗi nhà treo trước cửa chiếc đèn lồng đỏ, để Ngọc Hoàng tưởng dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ lửa thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời để ghi ơn "dẹp nạn hỏa" của cô gái mà đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu", đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu". Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Cứ vào dịp rằm tháng giêng, nhiều bạn trẻ ở Huế thường sắm bánh trái để cùng với bạn bè lên Ngự Bình thưởng nguyệt. Còn các vị cao niên không thích đồ ngọt lại sắm một ít mồi và be rượu bày ở một góc hiên hay góc vườn để ngắm chị Hằng và cùng bạn bè ca hát, đọc thơ, ngâm vịnh...
(Hình minh họa là mâm bánh "Nguyên Tiêu" - MN Sưu tầm)

Bố Đại Hòa Thượng



Một vị Cư sĩ hỏi Bố Đại Hòa Thượng rằng:
"Hòa thượng đi đây đó, có đem đồ hành lý hay không?"

Ngài bèn đọc bài kệ :
Bình bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa;
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Khai Xuân

Vĩnh Ba - Khánh Đàm - Tri Đạt - Đình Tín và Miên Như
Khai tửu đầu Xuân tại nhà Bác Khánh Đàm

Miên Như và Gia đình Dương Thọ

Vinh Ba - Tuyến - Năm - Tình - Miên Như lang thang đầu xuân

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010

Chúc mừng năm mới


NHÂN DỊP NĂM MỚI
MIÊN NHƯ KÍNH CHÚC QUÝ VỊ BLOG HỮU
MỘT NĂM MỚI BÌNH AN - SỨC KHỎE - VẠN SỰ NHƯ Ý.
MIÊN NHƯ XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN NHỮNG TÌNH CẢM QUÝ BÁU MÀ QUÝ VỊ ĐÃ DÀNH CHO MIÊN NHƯ TRONG NĂM QUA.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Mừng xuân mới

Mùa xuân

Chắp cánh cho đời

Chắp tình cho trẻ

Chắp lời cho thơ

Tự xưa

Mãi đến bây giờ

Xuân về rộn rã

Ước mơ - Nụ cười.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Chữ được chữ mất

Ngày xưa nhà Langthang tui giàu có, nuôi nhiều trâu nên tui phải đi dự trâu, không có thời gian để đi học. Bựa nớ tui cho trâu ăn bên cồn làng, lén đến núp ở cửa lớp vở lòng có nghe loáng thoáng ông giáo làng dạy bài ca dao về Thằng Bờm, bây giờ ngâm cú lại thấy hay quá, nhưng ngặt nỗi chữ được chữ mất, câu nhớ câu quên. Quý vị nào còn nhớ xin dạy lại giùm, Lang thang tui xin cảm ơn rất nhiều.
Lang thang tui có nhớ lại mang máng như sau, không biết có trúng trật chi không, xin post lên đây để quý vị tham khảo thêm
Thằng Bờm có cái quê hương
Phú Ông xin đổi con đường công danh
Bờm rằng Bờm chẳng lấy danh
Phú Ông xin đổi phúc lành kiếp sau
Bờm rằng Bờm chẳng lấy sau
Phú Ông xin đổi chức đầu cơ quan
Bờm rằng Bờm chẳng lấy quan
Phú Ông xin đổi chiếc thang lên trời
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trời
Phú Ông xin đổi cuộc đời lao đao
Bờm rằng Bờm chẳng lấy đao
Phú Ông xin đổi cái ngao Bờm cười.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Lòng trần


Trích Chiều mưa biên giới của Nguyễn Văn Đông
...

Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khánh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều Anh ơi.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Sự chọn lựa

Nếu bạn là hoa, là lá, là cành thì bạn không có quyền chọn lựa cho mình điều gì nữa. bạn chỉ còn một việc là cố gắng tồn tại trọn kiếp trên thân thể của cái cây đã sinh ra bạn. Bạn tươi tốt hay héo úa không thể do bạn tự quyết dịnh mình được nữa mà bạn phải lệ thuộc vào thân cây. Có thể còn may mắn cho số phận của bạn khi thân cây được mọc ở nơi vùng đất màu mở, trù phú và ngược lại là sự bất hạnh tột cùng theo suốt cuộc đời bạn nếu thân cây kia mọc trong hoang mạc cằn cỗi của địa cầu. Cuộc đời của bạn từ khi sinh ra cho đến khi mất đi không phải là của bạn nữa rồi!
Nếu bạn là chim, là bướm, là ong thì bạn có quyền chọn lựa cho mình một loài cây thích hợp, một thân cây theo ý muốn. Khi vui bạn có thể líu lo ca vang nơi cây này và buồn bạn có quyền bay đi cây khác. Cây muốn có bạn thì cây phải khoe sắc khoe hương của mình, cây phải reo mừng đón chào bạn mỗi buổi bình minh. Bạn được tự do chọn lựa theo ý thích của mình màu sắc của cây, mùi hương của hoa và vị đắng cay chua ngọt của quả. Bạn có rất nhiều thứ lựa chọn mà lá, hoa, cành không thể nào có được. Cuộc đời của bạn từ khi sinh ra cho đến khi mất đi do chính bạn tự định đoạt!
Bạn thân ơi!
Bạn hãy xem lại mình là hoa, là lá, là cành hay là chim, là bướm, là ong!

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010

Mù lòa và lú lẫn

Cái mù lòa và sự lú lẫn thường được người đời cho đó là tín hiệu của sự già nua. Nhưng thật ra không phải như thế. Nhiều đại danh hôm nay tuổi đã cao, sức cũng chẳng còn bao nhiêu mà họ vẫn còn nhìn rất sáng với đôi mắt điện tử thời công nghệ, họ vẫn còn nhớ quá rõ những điều đáng ra họ phải quên đi từ lâu. Như thế họ đang đi ngược lại sự tiến hóa sinh học rồi. Niềm hạnh phúc thật sự của con người là sự lú lẫn và mù lòa trong cuộc sống hiện tại khi đã thấy và biết, nhiều lần tôi nhìn thấy chú ngựa lóc cóc kéo xe trên các con dốc Dalat được che bởi đôi mạng hai bên con mắt, chú ngựa rất thong dong, rảo bước lang thang khắp các phố phường Dalat. Chú ngựa gầy không cần biết sự dữ dội của lứa tuổi nào, vết thương văn học hay vết hằn trên lưng... là cái quái gì trên cuộc đời này, chú ấy đã lú lẫn và quên mất từ hôm qua. Bây giờ có lẽ người ta tự cho mình có cái quyền bình phẩm, tự cho mình là thằng không dốt nát để dạy cho những thằng dốt nát kia biết đâu là chân thiện mỹ ư? Cái ngu dốt thật ra nó đã tồn tại tự thuở ấy, cái thuở mà con người ta ngộ nhận cái giếng sâu nên thả sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn để một đời ray rức dang dở cuộc trần ai. Khổ một nỗi cái mù lòa và sự lú lẫn không đến để giúp cho những kẻ già nua bệnh hoạn an nhiên với đoạn tử sinh còn lại sau cùng. Để rồi muốn đem sự ngộ nhận của mình mà che đậy và ngợi ca cái chân thiện mỹ ngời sáng trên đồi cỏ non.
Hình như tôi dần dần manh nha hiểu được cái mù lòa và sự lú lẫn của Cụ Tam Nguyên thuở nào. (Nhân xem mấy lời bàn về “Văn học vết thương” trên Tuanvietnam.net)

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2010

Câu đối cọp dê

Kết quả cuộc vui trên Blog của Cụ Vĩnh Ba, Miên tui post lại đây để bạn hữu xem chơi trong ba ngày xuân

Đêm 30 đón năm cọp – vẫn miệng hùm gan sứa – nghĩ dần ra thêm xấu hổ mình.
Tuổi 35 nốc rượu mùi – thêm đầu thịt chó – ung vị đành vĩnh biệt dương gian.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Ngày mới

Ngày mới đầu tiên của năm 2010 đã đến. Nguyện cầu cho sự bình an đến với các Bạn
oOo

Tôi chạy như con xạ hươu trong bóng tối rừng cây, say vui vì hương thơm ngào ngạt của chính mình. Đêm nay là đêm giữa mùa Xuân; gió này là gió từ phương Nam thổi lại.
Lạc lối, tôi đi lang thang; tôi tìm cái mình không thể có và tôi có cái mình không thể tìm.
Từ hình ảnh của ước muốn riêng tư bay ra rồi nhảy múa. Ảo ảnh chập chờn nhè nhẹ lướt qua. Tôi cố ghì ảo ảnh trong tay; ảo ảnh tuột thoát khiến tôi lạc loài. Tôi tìm cái mình không thể có và tôi có cái mình không thể tìm.
Rabindranath Tagore
(Đỗ Khánh Hoan dịch)