
Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó, Đông Phương Sóc vờ nghĩ một lúc rồi tâu với Vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay có thể giao cho cô làm bánh, đồng thời lệnh cho dân Tràng An đến ngày đó mỗi nhà treo trước cửa chiếc đèn lồng đỏ, để Ngọc Hoàng tưởng dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ lửa thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời để ghi ơn "dẹp nạn hỏa" của cô gái mà đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu", đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu". Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Cứ vào dịp rằm tháng giêng, nhiều bạn trẻ ở Huế thường sắm bánh trái để cùng với bạn bè lên Ngự Bình thưởng nguyệt. Còn các vị cao niên không thích đồ ngọt lại sắm một ít mồi và be rượu bày ở một góc hiên hay góc vườn để ngắm chị Hằng và cùng bạn bè ca hát, đọc thơ, ngâm vịnh...
(Hình minh họa là mâm bánh "Nguyên Tiêu" - MN Sưu tầm)
3 nhận xét:
Tích đó hoàn toàn chính xác. Nhưng có người bảo đêm đó trai gái hây đi chơi, lúc đi thì NGUYÊN mà lúc vể thì TIÊU, nên họ gọi là Nguyên tiêu, VB
Hơ hơ, cái tích này Trần Phan đã nghe nhưng cái vụ đi "nguyên" về "tiêu" của lão Vĩnh Ba (đoán vậy) thì chưa nghe bao giờ. Đúng là máu thật! Khà khà, có khi sang năm anh em mình làm một chuyến ra Phú Thọ xem linh tinh tình... phộc đi.
Cùng không nhiều đâu, thỉnh thoảng có một đôi bạn trẻ khi đi thì nguyên mà khi về thì tiêu
Đăng nhận xét