Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010

Nguyên tiêu

Chuyện xưa kể rằng thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu đã qua nhiều Tết mà không được đoàn tụ với gia đình, vì buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Để thỏa lòng cô gái, Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế: Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ "16 tháng giêng sẽ bị lửa thiêu", rồi tối ngày 13 tháng giêng sẽ có một tiên nữ áo đỏ giáng trần để hỏa thiêu Tràng An, mọi người muốn sống, hãy tâu lên nhà Vua để tìm cách thoát nạn.
Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó, Đông Phương Sóc vờ nghĩ một lúc rồi tâu với Vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay có thể giao cho cô làm bánh, đồng thời lệnh cho dân Tràng An đến ngày đó mỗi nhà treo trước cửa chiếc đèn lồng đỏ, để Ngọc Hoàng tưởng dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ lửa thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời để ghi ơn "dẹp nạn hỏa" của cô gái mà đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu", đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu". Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Cứ vào dịp rằm tháng giêng, nhiều bạn trẻ ở Huế thường sắm bánh trái để cùng với bạn bè lên Ngự Bình thưởng nguyệt. Còn các vị cao niên không thích đồ ngọt lại sắm một ít mồi và be rượu bày ở một góc hiên hay góc vườn để ngắm chị Hằng và cùng bạn bè ca hát, đọc thơ, ngâm vịnh...
(Hình minh họa là mâm bánh "Nguyên Tiêu" - MN Sưu tầm)

Bố Đại Hòa Thượng



Một vị Cư sĩ hỏi Bố Đại Hòa Thượng rằng:
"Hòa thượng đi đây đó, có đem đồ hành lý hay không?"

Ngài bèn đọc bài kệ :
Bình bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa;
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Khai Xuân

Vĩnh Ba - Khánh Đàm - Tri Đạt - Đình Tín và Miên Như
Khai tửu đầu Xuân tại nhà Bác Khánh Đàm

Miên Như và Gia đình Dương Thọ

Vinh Ba - Tuyến - Năm - Tình - Miên Như lang thang đầu xuân

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010

Chúc mừng năm mới


NHÂN DỊP NĂM MỚI
MIÊN NHƯ KÍNH CHÚC QUÝ VỊ BLOG HỮU
MỘT NĂM MỚI BÌNH AN - SỨC KHỎE - VẠN SỰ NHƯ Ý.
MIÊN NHƯ XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN NHỮNG TÌNH CẢM QUÝ BÁU MÀ QUÝ VỊ ĐÃ DÀNH CHO MIÊN NHƯ TRONG NĂM QUA.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Mừng xuân mới

Mùa xuân

Chắp cánh cho đời

Chắp tình cho trẻ

Chắp lời cho thơ

Tự xưa

Mãi đến bây giờ

Xuân về rộn rã

Ước mơ - Nụ cười.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

Chữ được chữ mất

Ngày xưa nhà Langthang tui giàu có, nuôi nhiều trâu nên tui phải đi dự trâu, không có thời gian để đi học. Bựa nớ tui cho trâu ăn bên cồn làng, lén đến núp ở cửa lớp vở lòng có nghe loáng thoáng ông giáo làng dạy bài ca dao về Thằng Bờm, bây giờ ngâm cú lại thấy hay quá, nhưng ngặt nỗi chữ được chữ mất, câu nhớ câu quên. Quý vị nào còn nhớ xin dạy lại giùm, Lang thang tui xin cảm ơn rất nhiều.
Lang thang tui có nhớ lại mang máng như sau, không biết có trúng trật chi không, xin post lên đây để quý vị tham khảo thêm
Thằng Bờm có cái quê hương
Phú Ông xin đổi con đường công danh
Bờm rằng Bờm chẳng lấy danh
Phú Ông xin đổi phúc lành kiếp sau
Bờm rằng Bờm chẳng lấy sau
Phú Ông xin đổi chức đầu cơ quan
Bờm rằng Bờm chẳng lấy quan
Phú Ông xin đổi chiếc thang lên trời
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trời
Phú Ông xin đổi cuộc đời lao đao
Bờm rằng Bờm chẳng lấy đao
Phú Ông xin đổi cái ngao Bờm cười.