Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Nghệ thuật khui Champagne


Trích trong bài Em Champagne má đỏ môi mềm của Ái Văn do thằng bạn đời gửi qua mail.

Tôi đã được mục kích hai lần cách mở Champagne bằng dao phay như sau: Anh ta lấy Champagne ngâm trong nước đá cho khá đông lạnh cả chai. Lấy chai ra. Cầm chai trong tay ngay ở cổ chai ngay dưới nút điền điển một tí (contact nắm cổ chai khoảng độ ½ inch = chỉ chỗ đó là nhiệt độ nóng hơn toàn chai), lấy con dao phay ra, đổi nơi cầm chai xuống bên dưới thân chai, chặt chai thật mạnh và nhanh như ta phạt cỏ vậy. Cổ chai đứt ngang, nút chai liền với cổ phẳng băng, ngọt ngay. Không một giọt nào mất. Nghề thiệt. Hay!! Khui champagne thì ta nên khui thế nào cho kêu "pop" một tiếng khá lớn mà không có giọt rượu nào tung ra. Cũng không khó vì tôi đã được khui nhiều lần như vậy: Cầm chai khoảng 45 độ, mở niền bằng dây kẻm ra, nhớ là tay kia phải đè ngay nút, tháo dây ra xong thì xoay chai (nhớ là không xoay nút chai mà xoay chai) còn tay kia thì giữ thật chặt nút, ta có thể cảm được áp suất từ trong chai đang đẩy nút ra. Ráng đè nút xuống nếu muốn nghe tiếng nổ lớn, bằng không thì thả nhẹ ra cho đến khi nút bung...
Xin tạm trích đăng như thế, nhân mấy ngày nghỉ lễ mời quý vị tổ chức hội hè và làm vài chai Champagne cho dzui dzẽ.

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Nuận về Văn dĩ tải đạo

Đọc lệch là giết người
Phan Khôi
Sau khi nàm mấy ni Dờ mi mặc ten Nang thang hơi liêu xiêu bỗng nhớ lại bài Văn Dĩ Tải Đạo do Bác Hoa Sen đưa lên Blog chước đây bèn chích đăng lại và có mấy nhời bàn để hầu gúy dị mua dzui chong chốc nát:

Chuyện rằng: Thừa đêm mưa gió, một tên đạo chích lén trộm chiếc chuông của chùa làng, và bị bắt. Nội vụ giải đến huyện quan. Ai cũng tưởng tên trộm sẽ bị tù, nào ngờ quan huyện tha ngay hắn về.
Không bao lâu, làng lại bắt được một tên trộm chiếu và cũng giải nạp lên huyện đường. Nhưng lạ thay, quan huyện dạy đem chém đầu tên trộm chiếu.
Hội đồng làng chẳng hiểu ra sao cả, trộm chuông là trọng tội mà được tha, còn trộm chiếu coi như cắp vặt lại bị giết, thế là cả hội đồng làng kéo nhau lên huyện đường để nhờ quan chỉ dạy.
Huyện quan tỏ ra là bậc “dân chi phụ mẫu” dạy rằng:
“Các ngươi làm sao hiểu thấu phương cách chăn dân trị nước của bậc Thánh hiền. Ta đây xét xử mọi việc đều theo sách vở nghìn xưa để lại, bởi sách có câu: Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả, nghĩa là Đức Phu tử dạy, trộm chuông thì hãy tha. Lại có câu: Triều văn đạo tịch tử khả hỉ, nghĩa : Triều đình truyền ăn trộm chiếu thì phải tội chết, bởi các ngươi còn tối sách vở thánh hiền thì làm sao thông đạt nghĩa lý.”
Hội đồng làng gật gù, tỏ vẻ khâm phục xá dài nói:
“Bẩm quan ngài, Ngài quả là người thông đạt thiên kinh vạn sử, lũ chúng con sao sánh bằng.”
Vì bị chết oan, hồn tên trộm chiếu vất vưởng xuống Diêm đình đầu cáo Diêm Vương cho quỉ sứ lên bắt hồn quan huyện xuống đối chất.
Diêm vương phán hỏi:
“Nhà ngươi xét xử thế nào mà tên nầy xuống đây kêu oan?”
Huyện quan thưa: “Bẩm Diêm chuá, chúng con đứng ra chăn dân, cầm cân nẩy mực lẻ nào không hiểu lời Thánh hiền dạy. Sách có câu “Phu tử chi đạo kỳ chung thứ giả” và “Triều văn đại tịch tử khả hỉ”. Con đã theo đúng sách vở mà tha cho tên trộm chuông và giết tên trộm chiếu để răn dạy kẻ khác.”
Nghe xong Diêm vương vổ án:
“Thôi rồi, Nhà ngươi làm đến chức Huyện quan mà hiểu sai bét cả sách vở Thánh hiền thì làm sao sao không giết oan uổng mạng người “Phu tử chi đạo kỳ trung (không phải chung) thứ giả”, nghiã là Đạo của Phu tử chi đạo kỳ trung thứ giả. chữ trung là trung dung, tức cái đạo không thiên về mặt nào mà mi đọc lệch chung ra cái chuông. Còn câu kia Triêu (không phải là triều là chữ đồng tự dị âm), văn đạo tịch tử khả hỉ, nguyên văn câu của thầy Nhan Hồi, học trò đức Khổng Tử viết để tỏ nhiệt tình với đạo của thầy có nghĩa “sáng mà nghe được mùi đạo trung thứ chiều chết cũng cam”.
Triêu mà mi đọc là lệch là “triều” là triều đình, còn tịch là “buổi chiều” tịch dương mà mi đọc là “chiếu”. Để rồi giết oan một mạng người. cái dốt của nhà ngươi sẽ còn gây thêm nhiều oan khổ cho dân lành. Vậy ta bắt nhà ngươi đầu thai làm chó để bù tội lỗi.”
Quan lại sợ hãi, khúm núm thưa van xin:
“Thưa Ngài, Ngài có cho con đầu thai làm chó xin Ngài thương tình cho con làm con chó nái.”
Diêm vương ngạc nhiên hỏi:
“Chó đực hay chó cái đều là kiếp chó. Tại sao nhà ngươi xin đầu thai làm chó nái?”
“Bẩm Ngài, sách có câu “Lâm tài mẫu cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn”, con muốn đầu thai làm chó nái để “Gặp tiền thì chó mẹ được hưởng, gặp nạn thì chó mẹ được miễn.”
Xin Ngài cho con làm chó nái.”
Diêm vương lắc đầu, chán nản:
“Thôi lại là cái dốt đặc cán mai của nhà ngươi. Lâm tài mẫu (mẫu đây có nghĩa là không nên chứ không phải mẫu là mẹ) cẩu đắc, lâm nạn mẫu cẩu miễn nghĩa là: gặp tiền tài không nên lấy bừa bãi, gặp nạn chớ bỏ qua. Thế mà nhà ngươi hiểu ra “Chó nái dễ được tiền, tránh được tai nạn”. Thôi ta không cho ngươi đầu thai làm chó nái mà phải chôn sống nhà ngươi.”
Huyện quan than khóc: “con đập đầu trăm lạy nếu Ngài chôn sống con xin ngài rộng lượng chôn từ cổ trở xuống”.
Diêm Vương hỏi: "Chừa đầu cho mi thở"?
Huyện quan thưa:
“Thưa sách có câu: Thiên niên mai cốt bất mai tu (tu đây có nghiã là xấu hổ, giống như cọp chết để da người ta chết để tiếng) tu ở đây không phải là râu nhưng Huyện quan hiểu rằng ngàn năm chôn xác chứ không chôn râu …” (VN thi nhân tiền chiến trang 85)
Xã hội thời phong kiến, không phát triển về tự do ngôn luận hay nhân quyền, bởi vì đời sống dân trí còn thấp, nhưng ngày nay cũng nhiều nơi trên thế giới dù đất nước phát triển, thống nhất, hoà bình nhưng vẫn còn dung túng bọn quan lại dốt nát, không học nhưng mua bằng cấp ăn trên ngồi trốc có điạ vị cai trị dân độc tài bóc lột làm đất nước thêm khổ đau, người dân luôn sống trong trình trạng thấp cổ bé miệng! Chúng tôi xin đốt nén nhang tuởng nhớ cụ Phan Khôi mong Cụ chia sẻ với thế hệ chúng tôi, dù ngày nay là thế kỷ thứ 21!! vẫn còn như ngày Cụ còn tại thế!!


Sau khi ngâm kíu Nang thang tui xin có vài nhời bàn về Văn dĩ tải đạo như sau:
Văn dĩ tải đạo. Đúng vậy! Nếu văn không dĩ tải đạo thì văn phải dĩ tải đời mà nếu không dĩ tải đời thì phải tải cái chi đó chớ! Phải không Bác HS và Gúy Dzị Bờ Lốc Gơ. Cái bài ni trước đây Nang Thang tui có may mắn ngâm kíu và đã Hoác ra được nhiều Chân Ní mới nạ, nếu Gúy dzị cất công ngâm kíu chắc cùng sẽ hoác ra được nhiều điều bổ ích cho cuộc sống. Phàm đã là chữ nghĩa Thánh hiền thì ai cũng có thể học được mặt này mặt kia, cho nên vị Quan kia đã học được một mặt còn mặt kia Diêm Vương lại học được như dzậy xét cho cùng mỗi người học được một phần và đã bổ sung cho nhau thật là toàn diện Gúy dzị ạ, xin Gúy dzị hiểu cho mỗi ní nuận đều có 2 cái Nề của nó nà: “Nề Chái - Nề Phải” mà vị quan nọ dùng cái Nề bên này còn Diêm Vương lại dùng cái Nề bên kia dzậy thôi. Nang Thang tui có may mắn được ưu tiên bồi dưỡng ở “cấp cao” về ní thuyết này nên có ý định mở một một nớp tập huấn “Chiển khai” “Ní Thuyết” “Nề Chái - Nề Phải” nếu trong Gúy dzị có ai muốn ngâm kíu Ní thuyết ấy xin niên hệ để đăng ký chước, sau khi ngâm kíu viết thu hoach xong Gúy Dzị sẽ được cấp Chứng chỉ miễn phí, việc đi nại, ăn uống Gúy dzị phải tự no. Ní thuyết này nà một noại tài niệu cổ Gia truyền dzất quý do vị Quan nọ truyền lại cho Hậu duệ của ngài, và vị Hậu duệ ấy phổ biến chong Nuận văn “Chiến Xỉ” được viết bằng chữ “Háng” với đề tài cấp Lanh Tẹc Na Xô Nan Lơ: “MUÔN NĂM CHƯỜNG CHỊ NHẤT THỐNG GIANG HỒ”.
(Để tham gia Nớp chiển khai này có hiệu quả Gúy dzị phải ngâm kíu chước nịch xử và thân thế xự nghiệp của Nhậm Ngã Hành), muốn biết Nhậm Ngã Hành nà ai thì phải hỏi Doanh Doanh, muốn hiểu Doanh Doanh thì phải hỏi Lệnh Hồ Xung, muốn hiểu Lệnh Hồ Xung thì phải hỏi Nhạc Linh San, muốn hiểu Nhạc Linh San thì phải hỏi Nhạc Bất Quần, muốn hiểu Nhạc Bất Quần thì phải hỏi Nguyễn Cao Kỳ Duyên, muốn hiểu Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì phải hỏi Nguyễn Cao Kỳ... Chời ơi! Cái gì thế này! Cái gì thế này!!!! ...

Xin Gúy dzị đừng la ó... Nhiều Gúy dzị chắc xẽ phải phản đối và thắc mắc, sao lại kỳ quặc như dzậy????? Xin thưa rằng không có chi kỳ quặc cả nó nằm chong mối ní nuận nô dzzích của Ní thuyết ấy mà, Gúy dzị cứ bình tỉnh mà ngâm kíu sẽ Đại Hoác ngay mà. Bởi dzì thế này Nguyễn Cao Kỳ chước đây nà Tướng “Ngụy”, mà đã là tướng ngụy tức thị là “Ngụy Quân”, Nguyễn Cao Kỳ Duyên là con của Nguyễn Cao Kỳ tức là con của “Ngụy Quân”, mà con của “Ngụy Quân” thì theo sách vở Thành hiền bên Tàu thường gọi nà “Ngụy Quân Tử” đã là Ngụy Quân Tử thì còn ai hơn Nhạc Bất Quần, mà Nhạc Bất Quần lại sinh hạ ra Nhạc Linh San, Nhạc Linh San lại là người yêu, nười bạn chí cốt của Lệnh Hồ Xung.... Cứ như thế Gúy dzị cứ nuận ngược nên rồi xẽ hiểu dza cái Ní thuyết này nó thâm sâu vô cùng. Có nẽ đến đây Gúy Dzị đã HOÁC được Văn dĩ tải cái chi đó chưa ạ? Xin cám ơn Gúy Dzị đã nắng nghe. Mời Gúy Dzị nán lại ít phút để Em Nó gửi cái phong bì 100 đô gọi là tiền ăn trưa ấy mà. Chúc Gúy Dzị thành đạt và an khang thạnh vượng.
Nang Thang

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Remy Martin

REMY MARTIN
Lời thưa trước: Bài ni Mien tui trích đăng từ thư thằng bạn đời gửi cho, để quý vị đọc cho vui thôi, nếu quý vị nào có ý vận dụng vào cuộc sống thì Mien tui xin cảnh báo 2 điều. Thứ nhất Miên tui không chịu trách nhiệm về sự cố tan bị bạc của quý vị, thứ hai quý vị phải giữ tuyệt đối bí mật đối với quý phu nhân kẻo xảy ra cuộc chiến hết sức nguy hiểm.
Đây là thứ dữ trong làng rượu, thuộc một trong Tứ Đại Thiên Vương không thua gì Martell quốc hồn quốc túy rặt giống dòng Gaulois Pháp . Lập năm 1724, hiện nay do 2 đại gia kiểm soát: Max Cointreaux (hãng làm rượu mùi có tiếng nhất của Pháp) và Martin Remy G. Remy Martin không có nhãn 3 Stars, nhưng ra liền VSOP (đúng trên 5 năm). Hàng năm bán trên 8 triệu chai, dân Giao Chỉ và mấy công chức đời Pháp tại Saigon rất thích nhậu với tôm càng xanh nhảy lói xói nướng trên than hồng rồi chết luôn cũng không ân hận gì trần thế đầy giả dối ô trược. Hạng Lancet d’Or (Mỹ mua nhiều), loại Grande Reserve bán tại siêu thị phi trường quốc tế miễn thuế nhập nội, mỗi người được l chai thôi, loại Vieille Reserve bán tại bar rượu hạng sang, loại Âge Inconnu (đừng hỏi tuổi mà chi, không biết đâu) không bán mà tặng cho những chiến sĩ có công cho đất Pháp? (Chắc công uống rượu quá?) Napoleon và Fine Cognac nếu được uống một ly là bệnh gì cũng khỏi chỉ trừ bệnh "ghiền" không trị được mà thôi loại Lancet d’Or Grande Cognac nghe như huyền thoại của dân Gaulois? Loại chót Louis XII Grande Cognac (tuổi không dưới 25) được đãi trong những yến tiệc quốc khách. Vua Á Rập, tuy kinh Koran cấm uống rượu, nhưng thích mua tặng cho đại sứ quen của Á Rập, còn dư cất trong tủ sắt chung với hột xoàn lớn nhất nhì thế giới.
Còn lại những lò nhỏ sau đây : A.E d’Or, M. Rangeau, Augier, Brillet, Comandon, Exshaw, Gaston de Lagrande, Marnier Lapostelle, P . Frapin. Những lò này nếu bạn thiếu một vài chai rượu cũng không đáng lo lắm .
Là một vùng núi cao, cách Charete độ 80 miles (trên 100 cây số). Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.
Vì tỉnh này chuyên dùng loại cây sồi chất gỗ màu đen black oak, nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac, mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8 năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm, muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20 năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần, có khi bị cúp luôn cho đi xe buýt thì mới phân biệt được.
Hảo tửu của Armagnac: Marquic de Montesqiuo, Lafontan, Malliac, J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres, San Gil, Condom, Pacherene.