Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

Lắng và Náo


Lắng và Náo. Náo và Lắng hai khái niệm lớn của cuộc sống, cái náo thiếu vắng bỗng thấy cô đơn trong cuộc đời, cái náo thiếu vắng bỗng nghe đìu hiu gió thu lay động khóm sim mua trên đồi hoang, lòng Đạo sĩ thấy vui hay buồn đây??? Cái náo lại làm cho vũ trụ quay cuồng rối tung mù loạn để không còn biết đâu là đỉnh chóp. Lắng để rồi Náo, Náo để rồi Lắng trở thành mối loạn của vũ trụ thiên hà, trở thành cái bão tố, gió mưa, tai ương, hạn hán, dịch hạch, tối tăm, đấm nhau lòi xương, toặc não... Ôi thôi! Bạn ơi, Cha ơi, Mẹ ơi, Thầy ơi!!! Biết kêu ai bây giờ bởi vì tâm đã bất an và ta đã không nơi an trú. Tôi có thể nói quanh nói quẩn, nói bậy nói bạ về Lắng và Náo nhưng tốt hơn hết bạn hãy cùng tôi xuống biển lên rừng, trèo lên đồi hoang rồi úp mặt xuống đất, dang rộng hai tay ôm cái La Terre và nói thầm với Ổng rằng bạn thương Ổng, biết ơn và cảm ơn Cái Cõi Người Ta này. Sau đó bạn đứng dậy dang hai tay hít thở nhẹ nhàng lắng nghe tiếng nói từ Vũ Trụ bao la. Nếu tâm bạn lắng và Ông kia cảm nhận được tình thương của bạn thì Ổng sẽ trả lời. Có thể Bạn sẽ thấy Không. Cái Không là cái Có, Cái Có cái Không là cái Đạo còn Cái Đạo là gì? Ngài Cụ Cố Tổ Cao Tằng Nghìn Niên Hữu Nhất Lão Đam viết rằng: (Nguyên trước đây Ngài Cụ Cố viết bằng thứ tiếng chi thì không rõ, nhưng người đời sau có Bách sao thất bản) "Đạo thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến. “Không” là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật; Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của Đạo tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái dụng vô biên của nó. Hai cái đó cũng từ Đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu." Ấy là thế, thế là ấy. Chẳng qua học mót đôi câu viết ra lúc Lắng để chuẩn bị cho cái Náo sắp hoành hành thể xác tội nghiệp này thôi. Theo ý của Thầy Thích Trí Siêu, một vị "Không thể định danh được" sau mấy mươi năm tu tập, lang thang đây đó gần khắp cả Cõi Người Ta này đã tự hỏi rằng: "Ổng còn là một Thầy tu Phật Giáo chánh tông nữa không hay là đã bị nhiễm nhiều thứ "ngoại đạo"? Nhiễm như vậy là tốt hay xấu? Tôi xuất thân từ Ðại Thừa, tu tập thiền Tiểu Thừa, sau theo Kim cang thừa và bây giờ tôi đang theo "Ðạo gì"? Ðạo gì vì cho nó tên gì cũng được, cái đó không quan trọng. Quan trọng ở chỗ tôi có sống thực được với chính mình hay không, có vượt qua được những khái niệm chấp trước nhị biên của tôn giáo hay không? Theo "Ðạo gì" thì không có gì tốt hay xấu, chỉ có những kinh nghiệm khổ đau hay sung sướng để tiến hóa. Có người cần kinh nghiệm khổ đau để trưởng thành, có người cần kinh nghiệm sung sướng để nghỉ xả hơi trên quãng đường luân hồi bất tận. Ðạo Chúa phát xuất từ nước Do Thái, nhưng ngày nay dân Do Thái đâu có theo Ðạo Chúa mà theo Ðạo Do Thái (Judaisme). Ðạo Phật bắt nguồn từ Ấn Ðộ nhưng hiện nay đa số dân Ấn theo Ấn Ðộ Giáo (Hindouisme) chỉ có khoảng ba phần trăm theo Phật Giáo. Như vậy Ðạo nào hay nhất? Nhiều năm về trước, khi mới ra làm giảng sư tôi hăng say biện luận cho Ðạo Phật là Ðạo hay nhất. Ðó chỉ vì tôi chưa được học về những Ðạo khác. Gần đây, sau khi ra thất được đọc quyển "Hành trình về phương Ðông" do Nguyên Phong dịch, tôi như bừng tỉnh sung sướng thấy được những chân trời mới. Thấy chân lý không phải là sở hữu của riêng một tôn giáo nào. Chẳng cần tham vọng nói đến chân lý, tôi chỉ muốn tập sống với thương yêu, hiểu biết, thông cảm và tha thứ." Đó, thấy chưa, Kinh nghiệm khổ đau và Kinh nghiệm sung sướng đều cần thiêt cho mọi chúng ta, Như dzậy cái Lắng và cái Náo có lẽ cùng như thế chăng? Kính mời Quý vị Tổ Sư Mai Danh Ẩn Tích, Cao Nhân Hiệp Khách Giang Hồ, Bằng Hữu Sáng Say Chiều Nhậu, đọc cho zzui zzẻ gọi là Bờ Lốc Lang Thang của Miên Như.

Không có nhận xét nào: