Thứ Hai, 29 tháng 6, 2009

Kỷ niệm 30 năm


Thầy Nguyễn Tư Trừng, Trần Khánh Hưng, Nguyễn Xuân Tuyến, Lê Viết Ngư, Hoàng Hòa ngồi hàng trước, Anh Thương và anh Hà K77 ngồi ở 2 bìa
Đứng hàng giữa: Danh, Nhân, Bá Hùng, Phạm Sỹ, Châu, Vi, Công, Niệm
Đứng hàng sau: Ký, Hạp, Ngô, An, Lành, Trương Anh, Nhẫn

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Tào lao bè bạn



Tào lao bè bạn, Càm ràm vợ con!
(Niệm Thắng Đê Hùng Thọ Thịnh)
Đoản khúc viết tặng cho cho các bạn tôi.
Đôi khi quá vui với bạn bè rồi sau đó là một khoảng trống bao la, đôi khi khát khao được ngồi với bạn để tâm sự tào lao về muôn loài, muôn sự trong cõi không. Thế rồi vui, thế rồi buồn, thế rồi cười, thế rồi khóc; vui gì? buồn gì? khóc gì? cười gì? tự mỗi chúng ta nghiệm cho mình. Tôi lén học được một chút nhỏ nhoi bên ngoài lều cỏ trong rừng rú hoang sơ, nên đôi khi tự mình dừng lại, không muốn tới, không muốn lui, không muốn lên, không muốn xuống, không muốn được, không muốn mất, không muốn khóc, không muốn cười, không muốn chi cả. Nhiều lúc chỉ muốn được ngồi với một người hoặc với hai ba người bạn bên bờ sông, nhấm nháp ly bia nói dăm ba câu vu vơ, im lặng ngắm nhìn dòng nước thong dong chảy. Cũng nhiều lúc muốn quay về với mái tranh xưa, hoặc lặng lẽ ngồi bên góc hiên nhà nhâm nhi vài ba kỷ niệm để thấy lòng thanh thản hơn. Tôi không vui khi thấy bạn buồn, tôi không cười khi thấy bạn khóc, tôi không đi chơi đâu cả khi thấy bạn ngồi đó một mình. Tôi viết cho tôi, tôi nói với tôi, tôi cố hiểu tôi và tôi mong rằng tôi sẽ là một chút gì đó của bạn hoặc chẳng là cái gì cả của bạn nhưng tôi và bạn sẽ mãi nhớ nhau khi xa cách. Dừng lại thật sự là cần thiết cho cuộc mộng du ảo ảnh này, bởi vì tất cả đều không có thực; dừng lại vì đôi khi không biết đi đâu vậy thôi; dừng lại để định hướng cho chặng đoản du mộng mị tiếp theo, dừng lại để loại bớt những hành trang cũ kỷ, dừng lại thưởng thức những báu vật có sẵn trong gói hành trang xưa; dừng lại để tĩnh tâm không nên kiếm tìm nữa những thứ mà ta đã có sẵn tự bao giờ.
"Tôi chẳng thể gửi bạn
bông hoa duy nhất trong sắc Xuân tràn đầy
Xin mở toang cửa,
nhìn bốn phương trời.
Và thu nhặt ngay trong vườn nhà mình hoa nở rộ,
những kỷ niệm ngát hương
của bông hoa trăm năm về trước đã tàn phai.
Tim dạt dào nguồn vui,
có thể bạn sẽ cảm thấy hân hoan,
niềm hân hoan sinh thú ca vang
một sớm mùa Xuân
gửi qua trăm năm
tiếng nói yêu đời."
(Thơ R.Tagore)
Bây giờ tôi chỉ có được chừng ấy hành trang và xin gửi tặng bạn trong những ngày hè oi bức của tháng sáu trời không mưa.
Miên Như
Huế, 10h25 21/6/2009

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Danh sách lớp tôi


DANH SÁCH LỚP TOÁN ĐHSP HUẾ 1975-1979

(Xin các bạn vui lòng cung cấp thông tin cho Đinh Ngọc Niệm theo địa chỉ: miennhu@ymail.com để thông tin của các bạn chính xác và liên lạc thuận tiện dễ dàng hơn)

I. Thừa Thiên Huế
1. Hoàng Văn Ngô.Trường ĐHSP Huế. 0914007161
2. Đinh Ngọc Niệm. miennhu@ymail.com Sở GTVT TTHuế. 0914077792
3. Lê Văn Hạp. levanhap@yahoo.com Khoa Toán ĐHSP Huế. 0914125708
4. Hoàng Ngọc Vĩnh. Khoa Triết ĐHKH Huế. 0983080154
5. Võ Quyền. PTTH Nguyễn Huệ Huế. 0906806815
6. Hà Thúc Công. hathuccong@gmail.com Tùng Thiện Vương Huế. 0914352864
7. Nguyễn Bá Lành. Phó Ga Huế. 0914202712
8. Hoàng Công Thạnh. 98 Lê Thánh Tôn Huế. 01657565590
9. Hà Hữu Long. 54 Phú Mộng Kim Long Huế. 0543510974
10. Nguyễn Việt Nga. Phú vang TTHuế. 0546850444
II. Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị
11. Thái Huy Bích. Nghệ An. 0373821223
12. Nguyễn Văn Nhân. thptlqdqt@yahoo.com PTTH Lê Quý Đôn QTrị. 0913421856
13. Trần Ngọc An. PTTH Chu Văn An QTrị. 0914197517
14. Võ An Bình. C2 Đại Hòa Triệu Phong QTrị 0905142272
15. Trương Đình Châu. tdchau@quangbinh.edu.vn Sở GDĐT QBình. 091239677
16. Dương Cao Danh. danhdcdm@yahoo.com.vn Trường chuyên QBình. 0976424890
III. Quảng Nam - Đà Nẵng
17. Phạm Sỹ. phamsydx@yahoo.com PTTH Sào Nam Qnam. 0903572927
18. Lê Hoành Phò. Chuyên Lê Quý Đôn ĐNẵng. 0905117389
19. Nguyễn Đình Quang. Đang ở Saigon. 0972569390
20. Hồ Ngọc Thắng. Phòng GD Thăng Bình Qnam. 05103874469
21. Nguyễn Hữu Thu. PTTH Nguyễn Trãi Đnẵng
IV. Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa
22. Nguyễn Nhẫn. nguyennhan8657@yahoo.com.vn ĐH Quảng Ngãi
23. Hà Thúc Dũng. PTTH Trưng Vương QNhơn
24. Mai Thị Quỳnh Tiên. PTTH Trưng Vương QNhơn. 0905906979
25. Trần Hòa. PTTH Hoàng Hoa Thám NhTrang. 0906487633
26. Nguyễn Văn Hùng. PTTH Phú Mỹ 1 BĐịnh
27. Nguyễn Phát. PTTH Nguyễn Huệ Tuy Hòa
28. Hồ Phú. PTTH Cam Ranh
29. Trần Đình Quyền. PTTH Phan Bội Châu CRanh 0913419937
V. Tây Nguyên
30. Trương Anh. lananhtrg@yahoo.com.vn Sở GD Đaknong. 0935998222
31. Lê Chí Vy. lechivy_bmt@yahoo.com.vn PTTH Buôn Ma Thuột. 0913423349
32. Trần Bá Hùng. bahung58@yahoo.com Hùng vương BMT. 0935434699
33. Trương Ký. mailto:truongky157@yahoo.com.vn
THPTBC Buôn Ma Thuột
34. Dương Văn Đức. PTTH Buôn Ma Thuột 0913434149
35. Ngô Tùng Linh. PTTH Buôn Ma Thuột
36. Nguyễn Hữu Đôn. PTTH Kontum. 0908694008
VI. Miền Nam
37. Hoàng Đức Nghiêm. ducnghiemhoang@yahoo.com.vn Saigon. 0937068086
38. Nguyễn Đình Dũng. Bình Dương. 0988659270
39. Hồ Sỹ Khoa. Saigon
40. Nguyễn Thái Hưng. Saigon
41. Nguyễn Văn Quốc. THPT Võ Thị Sáu Saigon. 0908344863
42. Võ Văn Thành. Saigon
43. Nguyễn Thuyết - Bình Phước.01663221890
VII. Nước ngoài
44. Hồ Văn Minh. hovminh@hotmail.com USA
45. Nguyễn Thanh. thng57@yahoo.com Mời xem WebBlog http://thanhculan.blogspot.com USA
46. Thiều Quang Anh. thieusuong@yahoo.com USA
47. Tạ Văn Hùng. USA
48. Nguyễn Văn Quang. USA
VIII. Mất liên lạc
49. Phan Đạt. Mất liên lạc
50. Nguyễn Văn Hải. Mất liên lạc
51. Đoàn Dũng. Mất liên lạc
IX. Đã mất
52. Trần Thành. Đã mất tại Đà Nẵng
53. Hoàng Đức Hải. Đã mất tại Quảng Trị
54. Hoàng Văn Thiên - Đã mất tại Ban Mê Thuột
55. Nguyễn Ninh - Đã mất

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009

Cái Banmê 30

Đúng ra là Le Banme hoặc La Banme chi đó, nhưng mà phải dịch sang tiếng Việt là Cái Banmê mới đúng ngữ pháp và ngữ cảnh. Việc này hơi rắc rối vì nó đụng đến sách vở thánh hiền cho nên tạm chấp nhận như thế. Viết Cái Banme để nhớ cái Ban mê ấy một thuở mấy chục thằng lớp tôi phải Hành phương Tây nguyên để đem cái con số, con má cho đồng bào các loại dùng tạm. Tôi chưa bao giờ có ý tưởng viết cái này, bởi vì nó nhiều thứ quá, lan man, lãng mạn và đôi khi đụng chạm đến cái vi tế của đời người. (Cái vi tế này thì xin chớ hỏi là cái gì). Từ bấy đến giờ đã là tam thập nguyên niên thanh thiên bạch nhật, tất bật lắm người, vui cười cũng lắm đứa. Có đứa đã lấy Tây Nguyên làm bàn đạp, đạp một phát qua tận Nhật Bản rồi lấy đà qua Mẽo quốc an cư; có đứa dựng cờ khởi nghĩa lập quốc tại Kontum (Nguyễn Hữu Đôn), Pleiku (Không còn ai, đường trần ôi quá dài), Daknong (Trương Anh), còn 5, 6 tên đóng bản doanh tại Banme Capital (Lê Chí Vi, Trần Bá Hùng, Dương Văn Đức, Trương Ký, Hồ Tùng Linh) một thằng hy sinh, một thằng mất tích (Hoàng Văn Thiên, Nguyễn Ninh) một số thằng phải bỏ của chạy lấy người như Hà Thúc Công và tôi (Banme), Nguyễn Thanh (Pleiku, An Khê), Nguyễn Phát (Kontum)... để bây giờ tam thập dư niên hậu, thiên hạ hà nhân hiểu lớp tôi. Cũng vì cớ đó năm nay anh em đang ở Huế tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày ra trường vào ngày Sunday 28/6/2009, anh em tập trung chiều 27/6. Như thế, việc có gặp nhau không cái 30 vẫn là cái 30, không thêm, không bớt. Bây giờ nói chuyện được mất sau cái 30 thì nhiều, đôi khi như thiền sư không có gì để nói, im lặng, lặng im, chiêm nghiệm, nghiệm chiêm... đôi khi "đi qua vườn nhà em, không còn em ở đó, bỗng nhớ từng tiếng hát thiết tha yêu cuộc đời... " chỉ còn nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ nhiều lắm, nhớ phố xá, nhớ bạn bè, nhớ mưa bùn bụi đỏ mờ nhân ảnh, nhớ cái đói cồn cào nao lòng nao ruột, nhớ Nguyễn Ngọc Phát giáo viên văn dạy cùng trường, lấy rỗ hái rau khoai luộc lúc 7 giờ sáng, để kịp xong tiết 1 anh em về có cái chấm nước muối để tiếp tục lên tiết 2, nhớ hai đồng bạc Phát để trong tờ bìa cuốn giáo án, nhớ khói từ trong tủ bay ra, nhớ 3 con tướng đỏ 4 con tướng xanh của thằng Trương Anh và Nguyễn Trọng Hiệp ép mặt xuống chiếu mà ngao ngán cho ván cờ sinh tử, nhớ cà phê kèm bánh rán quốc doanh, nhớ cơm - phở - cà phê tự do chọn lựa 1 món trong 3 vân vân và vân vân. Viết cái 30 để nhớ thằng Hà Thúc Công thu dấu bạn bè trong phòng kín để chiêu đãi ly cafe và điếu thuốc lá dullhill, nhớ thằng Võ Quyền với quả mít mới chín Mẹ tấp tóa bước ra vườn cầm cây sào gỏ gỏ vào trái mít đang còn đeo trên cây để xem mít đã chín chưa cho mấy thằng bạn chết đói của hắn đang chảy nước miếng, nước mồm nhìn mấy trái mít trên cây như mấy cái tàu há mồm chờ sung rụng. Nhớ cái thằng Hoàng Đức Nghiêm nửa đêm, nửa hôm đùm qua nhà tôi mấy lon nếp dẻo từ Quảng Trị mang vào nhưng không thể nấu tại cư xá được vì mấy tiểu đội ma đói lâu năm đang rập rình ở đó. Nhớ thằng Hồ Văn Minh trong túi chẳng có xu keo nào, mà dám cả gan rũ 2, 3 thằng qua nhà tôi đi uống cafe, tôi sơ sài mất đề cao cảnh giác mặc áo để đi thì có thằng nào đó tiện tay lấy trên kệ sách của tôi 1 chồng sách khoảng 5,6 kilô cho vào túi xách đã chuẩn bị sẵn, đem vào chợ Đông Ba bán giấy vụn để lấy tiên chiêu đãi cho tui ly cafe đen đủi. Sau khi ăn chơi xong hắn mới cười ruồi nói lời thông cảm, thật kêu trời không thấu; về ngó lại toàn sách thánh hiền tích cóp mấy lâu nay hắn bán mất rồi. Bây giờ nghĩ lại thấy mấy việc làm của hắn là tội cố ý làm trái có tổ chức hẳn hoi chứ không phải là vô tình nhân tiện. Để thấy cái đói nó gian ác như thế, tôi chưa từng thấy trong sử sách có thằng thư sinh nào đem sách đi bán để uống cafe cả. Có lẽ vì thế mà sau này thằng Minh khi khá giả hắn đã làm nhiều việc "Thiện" để sám hối cho hành động dã man này như: Chiêu đãi tôi mấy cú nhậu nhẹt ra trò, toàn bia lon ướp lạnh, thịt nướng cá chiên, rau xào thịt hộp, ếch ớt sả xào, kara máy lạnh...(còn cái kia không dám kể); rồi không biết hắn có nợ nần chi thằng Diệp bạn phổ thông của hắn mà hắn "ăn năn sám hối" gửi tiền nhờ tôi mua tặng Diệp cả 1 chiếc xe Dream đập hộp. Còn chuyện đạp xe cà tàng đi tán tỉnh lăng nhăng với hắn thì tthôi, cho phép tôi không khai báo vào đây vì e rằng Mụ Tám vợ hắn (người phụ nữ Bến Tre chịu thương chịu khó tuyệt vời) biết thì phiền hà trăm nẻo he he... kể được như ri là cũng sướng lắm rồi, xả được cái uất ức 30 năm ni không dám nói. Nhớ thằng Lê Chí Vy ngày ấy nóng nảy như Trương Phi và bây giờ chắc cũng vậy, hắn nóng đến nồi khi đang làm bài thi môn Giải tích của thầy Lê Tự Rô, hắn đang bí, chưa tìm ra cách giải lại bị thằng Võ Quyền trời đánh thọc gậy bánh xe chọc gọi hắn "Bác Tề làm bài xong chưa?" (Tề Thiên Đại Thánh, trời đánh thánh vật) , hắn nỗi tam bành lục tặc lên và xé tan hoang bài thi không cần làm nữa, chấp nhận hẹn tái ngộ với thầy lần sau. Khi lên Banme chứng nào tật nấy, chứng nào tật nấy nên hắn bỗng lừng danh vang bóng một thời cho mãi đến tận bây giờ chưa hề phai nhạt. Nhớ thằng Phạm Sỹ với 54 cuốn sổ tay mà hắn quý hơn binh thư yếu lược của Tôn Tử, Quỹ Cốc Tiên Sinh ngày xưa, không biết võ thuật hắn học thâm hậu đến cấp nào mà có lần hắn với tôi lâm trận thư hùng, hắn đã phóng qua được cái bờ rào thép gai cao hơn mét rưởi hô hoán dân làng đem quân cứu ứng, chạy thoát một trận huyết chiến của giới giang hồ thời đi học; hai mươi năm sau, gặp lại hắn trong quán Nam Sông Hương ôn cố tri tân, kể lại chuyện xưa, tích cũ; hắn hứng chí đấm một phát vào bức tường trong tửu quán làm vở toang một mảng cốt thép bê tông, các cô nhân viên nhà hàng khiếp vía một phen. Bây giờ hắn đã thành công với 54 cuốn sổ tay bí kíp ngày xưa ấy và nội công của hắn đã lên đến hạng thượng thừa. Còn Nguyễn Thanh ư??? với tôi không có gì để nhớ vì:
Biết nhau từ thuở một hai,
Trời xanh, mây trắng, sông dài, núi cao.
Cho đến bây giờ vẫn:
Núi cao, mây trắng, sông dài
Trời xanh từ thuở một hai đến giờ.
Không có cái gì để nhớ vì có bao giờ quên đâu !!! Nhìn lại cái 30 oái oăm trôi qua như gió thoảng, như mây bay, như cơn say chưa hề tỉnh, như Hà Tỉnh mới nhập với Nghệ An, như lang khang đi cùng lạc địa... Gần đây tôi có nghe đồn láo rằng có người đề nghị nhập 2 tỉnh Quảng Bình với Hà Tỉnh gọi là tỉnh Bình Tỉnh, nhập 2 tỉnh Cần Thơ và Tiền Giang lại gọi là tỉnh Cần Tiền, nhập 2 bộ Nội Vụ và bộ Y Tế gọi là bộ Nội Y, nhập 2 bộ Lao Động và bộ Giáo Dục gọi là bộ Động Dục... đặc biệt nhập 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Kon Tum và Plây Ku thành một tỉnh mới nhưng bàn mãi mà chưa chọn được tên thích hợp. Khi nhập 3 tỉnh này lại với nhau không biết Trương Anh, Nguyễn Ngọc Quang (Khoa Lý) xét trong bể cạn ai nhường ai đây!!! thế mà, thế mà bây giờ nhìn lại một vùng lắng im, đôi khi thấy trong cánh chim lời em nói, đôi khi thấy trong tóc em mùi cây trái thơm tho... Nhớ là nhớ như thế đó, còn nhiều cái nhớ khác nữa mà Nguyễn Thanh đã nhớ mất rồi.
Và đến bây giờ:
Kỷ niệm nỗi nhớ khôn cùng
Trông về ký niệm mịt mùng thời gian
Xa xăm vọng lại tiếng đàn (Violon)
Lời ca xưa ấy chợt lan kín hồn.
(Thơ của Nguyễn Thanh)
Bây giờ đã là 30 năm hành xử cho cái nợ tang bồng hồ thỉ. Chắc mỗi chúng ta ít nhiều tri được cái thiên mệnh mà ông thiên đã định. Do đó - cho nên - suy ra - bởi vậy cùng nhau gặp gở để san sẻ với nhau những buồn ít hơn vui, lời khóc lời cười, chuyện ngắn chuyện dài kể hết cho nhau nghe....trong cái Sunday 28/06/2009 này.
Miên

Về với Huế

Về với Huế dẫu chưa từng biết Huế
Dòng sông thơ, muôn thuở vẫn còn thơ
Chiều tan trường áo trắng dáng ngây thơ
Em nghiêng nón qua cầu che nắng dọi
Qua Cung ngọc, chín tầng cao vòi vọi
Thềm Quân Vương, một thuở dấu còn ghi
Thoáng Kiệu Rồng ai đã chớp rèm mi
Cho Cung nữ một thời phai vóc liễu
Về với Huế giữa đêm trăng sẽ hiểu
Lụa đằng vân lãng tãng suốt dòng Hương
Núi Ngự Bình thấp thoáng giữa màn sương
Huế lặng lẽ cho thơ trào khóe mắt,
Huế ít nói nên thêm càng sâu sắc
Vì Hương Giang mũm mĩm lặng lờ trôi
Cốn Thanh Long bên lở lại bên bồi
Bởi có lúc Huế hờn con nước dẫy
Huế già cỗi nhưng Huế là thế đấy
Bước thơ về Huế nở một vòng xuân
Tay trong tay, Bến nước hỏi thì thầm
Răng lâu rứa - em không về thăm Huế?
Viễn khách tần ngần canh tàn, trăng xế
Bỗng chèo khuya - ai hát giữa sông trăng:
À ơi !
"Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
...ai nhớ, ai trông..."
Ai đi biển bắc, biển đông
Nhớ về soi bóng dòng sông thuở nào.
Nguyệt Đình

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

My family




Gia đình tôi

Tản mạn văn chương

Văn dĩ tải đạo, ô kê văn dĩ tải đạo hay là văn dĩ tải đời hay tải cái chi đó cũng được, miễn đã là văn thì phải tải. Tải cái gì cũng được! và đôi khi có cái văn đi tải cái lung tung lang tang. Viết bài này để tải cái chi đó hè ??? Chắc là có tải cái chi đó, ừ cứ như thế đi. Nhưng tải cho ai ??? tải cho ai ??? À ừm... tải cho vài thằng bạn thân đọc cho khuây khỏa trong lúc bị vợ con càm ràm chẳng hạn. Ừ cứ thế đi nhé. Mà thằng bạn nào, tên chi, ở chổ mô, ôi dào rứa mới khó trả lời đây. À thì thì...thì cứ là từ gần rồi lại đến xa: Phan Văn Hiền (ĐHSP Khoa Sinh 74-78) một thuở lang thang Ban Mê Thuột, bây giờ dạy học ở Huế, Hà Thúc Công đang và sẽ vĩnh viễn mất dạy ở Huế, Võ Quyền Tiền Tiến sĩ Toán học đang dạy hành ở Huế, Dương Thọ đang dạy ĐHBK Đà Nẵng, Phan Văn Luận đang tu thân tích đức ở Saigon, Hoàng Đức Nghiêm vừa chơi vừa làm ở Saigon, Hồ Văn Minh, Nguyễn Thanh đang ở Mẽo không biết có bị cơn bão khùng hoảng tài chính quét bay không và nhiều thằng nữa không nhớ hết... Thôi, thôi cứ thế có nghĩa là cứ như thế. Nguyễn Thanh với cú nhớ thâm hậu, nhớ lại đuợc những kỷ niệm ngày xưa còn rõ nét, đâm dễ ghét; nhớ được thì cũng tốt nhưng không nhớ được cũng chẳng sao, ngày xưa hắn đã viết:
Kỷ niệm nỗi nhớ khôn cùng
Trông về kỷ niệm mịt mùng thời gian
Xa xăm vọng lại tiếng đàn
Lời ca xưa ấy chợt lan kín hồn.
(Riêng 4 câu tuyệt cú mèo ni hắn xứng đáng được phong "Lục bát Nguyễn Thanh thất thịnh Nguyễn")
Không biết trong lời ca xưa ấy có vọng tiếng đàn Violon của Cẩm Hà tức "cà hẩm" không? Nghe nói bây giờ Cẩm Hà vẫn đang dạy học tại Hà Nội, nhưng chắc là già sắp về hưu rồi, vọng vậy thôi chứ trông mong chi nữa!!! Đã viết cho Thanh 3 lá thư thiệt là dài như 3 áng văn chương trác tuyệt nhưng cái Net Inter có những nồi oái oăm đọc trẹo cả miệng, 3 lần viết, 3 lần Send mà thư không đi được do nghẽn cái Sẹc vơ và chỉ còn lại 1/4 bức thư cuối cùng, Thanh cũng đã nhận được nhưng thói thường 99,99% carbon cũng chỉ là Than thôi; 100% carbon mới là Kim cương bất hoại. Do đó Thanh chẳng hiểu gì cái văn chương trong lá thư đó cả. Ngày xưa: Thanh Minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh; Bây giờ: Thanh-Minh gặp gở khó chi, khi thì lên mạng khi thì meo meo. Thanh thì hay nhớ chuyên xưa, Minh thì hay dệt mộng mơ Hương bình, Hương Bình có cái Cô Cô... trăm năm ngó lại cái mô cũng tròn. Cái văn chương kiểu này e dài dòng văn tự lắm, nhưng mà kệ cho nó dài dài một chút cũng được lở đâu mất ví hay bị vợ mắng, con la như Dương Thọ mở ra đọc cũng an ủi, đở buồn được phần nào. Ngày xưa hình như Cụ Tú văn Xương có viết:
Phong lưu nhất ai bằng UNCLE Mán
Trong anh em chúng bạn kém thua xa
Thuở loạn ly bốn bể không nhà
Răng không nhuộm, vợ không lấy, lụa là không mặc
Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cao lâu, khi coffee, khi nước đá
Khi cigarettes, khi đủng dỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe...
Đúng thế thật, ngày xưa ở Huế có hai dòng họ, một họ không có nhà, một họ không có dân; nghe qua thì ít ai tin vì trên đời này làm chi có dòng họ nào mà nghèo hèn, neo mạt đến mức như thế, nhưng không phải thế, hai dòng họ này, một họ thật sự không có căn nhà nào, con cháu trong họ toàn sống trong phủ, dinh, lầu các; một họ không có người dân nào. con cháu toàn là quan gia, chức sắc, mới đẻ ra đã là cậu ấm cô chiêu rồi, lớn lên lại được phong quan, phong tướng; buổi sáng thức dậy tìm một tên bạch đinh để nấu ấm nước sôi chế ấm trà uồng chơi không biết tìm đâu cho có, bèn ra ngoài dân gian kiếm tạm mươi tên vào trong hầu hạ, đó là bình về cái khâu không nhà. Còn về cái khâu răng không nhuộm coi như là hiển nhiên không cần chứng minh; Vợ không lấy ừ rằng vợ không lấy, bởi vì không ai thấy; Lụa là không mặc bởi do không ai giặt. Cái việc Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt chắc là đúng lắm bởi vì xưa nay trong giới phong lưu có ai đi làm đâu, nay Mán phải đi làm thì làm chi cho nhiều, làm đủ tiền tiêu vặt là được rồi, ngày xưa Bạc Liêu Công Tử có làm chi đâu mà cũng đủ tiền tiêu như giặc... Còn các khâu ăn chơi, vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa thì giới con buôn thịt lợn chợ Vị Hoàng đất Nam Định ai mà chẳng biết Mán. Riêng cái khoản Uncle Mán đủng đỉnh ngồi xe và chẳng nghe sự đời thì hơi bị oan, thật ra việc đủng đỉnh ngồi xe không đúng mà tất bật ngồi xe thường xuyên, hằng ngày, và đôi tai thì phải lắng nghe kim cổ, đông tây nam bắc bởi vì nghiệp chướng của Mán là thế, nghiệp của Mán là chở heo thuê cho con buôn tại chợ Vị Hoàng. Như thế chắc quý vị đã rõ rằng văn học văn chương, giọt sương lãng đãng xưa nay nhất quán tâm tình, linh tinh chữ nghiã, mai mĩa Tú Xương, chỉ thương cho Mán.
Bây giờ xin cống hiến cho quý vị màn trình diễn của Mẹ Mốc
Đến bây giờ tôi thật chưa rõ ngọn nguồn vì sao thỉnh thoảng mỗi chiều Cụ Yên Đỗ lại rót 2 ly rượu, cho mình 1 ly mời ông phổng đá 1 ly, Cụ nhấp xong ly của mình, Cụ lại mời ông Phổng, mời ông Phổng xong cụ xin ly của ông Phổng và uống luôn, xong lại khóc, Cụ khóc có nghĩa là Cụ chảy nước mắt chứ không phải khóc hu hu như con nít bây giờ đâu. Không rõ Cụ khóc cái gì, việc gì? tôi phỏng đoán rằng chắc chắn Cụ khóc không phải vì hết rượu, cũng không phải khóc vì đau răng, khóc vì đói bụng; lại càng không phải khóc vì bị vợ càm ràm vì lúc đó Cụ Bà Tam Nguyên đi vắng không có ở nhà. Truy vấn những tiền sự, trung sự, hậu sự có người phỏng đoán Cụ khóc cho vơi những những nhục hình, khóc cho vơi đi những tội tình, đời con gái chỉ cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai. Sau đó nước mắt Cụ khô cạn và hình như Cụ bị lòa, thương cho đàn con Cụ đã viết về Mẹ nó rằng:
So danh giá ai bằng mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra;
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
Làm thế để cho qua mắt tục.
Ngoại mạo bất cầu như mĩ ngọc,
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,
Giữ son sắt êm đềm cho vẹn tiết.
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ,
Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
Khôn kia dễ bán dại này!
Và thú thật sau khi nghiên cứu bài này, Miên tôi đây bó tay vì theo như ngôn ngữ của Báng Giùi Bùi Tiên Sinh thì ngôn ngữ này là ngôn ngữ của Ngữ Ngôn Bát Nhã, cứng ngắt hơn cả Kim cương làm sao mà giải thích được. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết: đó là vì thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc, thuở ấy anh vừa thôi học xong, yêu em, yêu em anh làm thơ, yêu anh, yêu anh em soạn nhạc, về nhà mẹ dạy câu ca mang ra cho nhau nghe nhé, về nhà học lại câu ru mang ra cho nhau ghi nhớ. Còn bây giờ sạch thì phải sạch như nước suối ban mai giữa rừng cơ, trắng thì phải trắng như tấp bả các em chứ không phải như ngà voi, còn trong thì phải trong như pha lê tức là trong như mấy cái ly thủy tinh trong khách sạn 5 stars ấy chứ không phải trong như tuyết. Theo ý Cụ Bùi Kim Cương Bất Hoại thì ý tứ văn chương như thế là như thế, làm sao mà đi giảng đi bình, nói ra xin các cụ bỏ quá đi cho là là như thế này: Ngôn ngữ văn chương có nghĩa là văn chương ngôn ngữ, văn chương ngôn ngữ thì tự chữ mà suy, suy gần rồi lại suy xa, suy cho cho đến lúc mô già thì thôi. Ừ thôi!
Thôi thì thôi, bỏ mặc mây trôi!
Thôi thì thôi nhé chỉ ngần ấy thôi.

Miên.
(Miên tức là tui, tui là Niệm đây chứ không phải Miên là Cao Miên, là Cam Bốt, Vì Cao Miên, Cam Bốt tức thị là Cam Pu Chia, đã là Cam Pu Chia thì liên quan đến việc PônPôt, Iêng Xa Ry phức tạp lắm. Chuyện ni dính dáng đến tòa án Quốc tế cực kỳ nguy hiểm, neo đơn. Do đó kiên quyết Miên không phải là Cam Pu Chia
Miên là Miên Như trời ạ. Còn Miên Như là gì nữa thì xin hồi sau sẽ rõ)./.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

Ca dao

Hôm nay bỗng nửa nhớ nửa quên bài ca dao ngày xưa đã học, ngẫm nga ngẫm nghĩ thấy rất hay, nên chép ra đây cho quý vị ngẫm chơi, có vị nào nhớ chính xác xin chỉnh sửa lại giùm cho đúng kẻo tội nghiệp tiền nhân. Những cái người xưa đã viết lúc nào cũng thâm thúy, sâu sắc với cuộc sống, chẳng qua lớp hậu sinh chúng ta lười biến không nghiệm được mà thôi !!!
Ca dao xưa chép rằng:
Chồng con có chẳng ra gì
Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra xấu thiếp hổ chàng
Nó giận nó đánh tan hoang cửa nhà
Nói đây có chị em nhà
Còn dăm ba thúng thóc với một vài cân bông
Bán đi em trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn cho thỏa lòng chồng con
Đắng cay ngậm quả bồ hòn
... chồng con kém người
Nói ra sợ chị em cười
Con nhà gia giáo lấy người đần ngu
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu bực mình.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Hương quê


Ngược dòng kỷ niệm thắm
hương quê
Lấp lánh sao khuya
biển vỗ về
Trúc biếc lá vờn
mây huyển ảo
Vườn thơm hương tỏa
gió đê mê
Đất trời hoan hỷ
lời tâm sự
Thôn xóm an bình
chuyện tỷ tê
Lưu luyến cảnh xưa
lòng chất ngất
Ngọt ngào đêm lặng
ấm tình quê
Miên Như



Vài câu sưu tầm

Quẳng cục đá ra ngoài
Quẳng cục đá ra ngoài
***
Lau cái mặt cho mát
Lau cái mặt cho mát
***
Trăm năm một cõi đi về
Làm chi mà phải nặng nề với nhau...

Quê nhà thân yêu




Quê hương là chùm khế ngọt...
Thân tặng những hình này cho người thân của tôi đang sống xa quê nhà,
để tri ân tổ tiên và nhớ lại những kỷ niệm một thời thơ ấu nơi quê hương Kế Võ.