Ngày cuối năm đã đến, vạn sự an lành. Gẫm lại 1 năm qua đi, bỗng lang thang không nhớ được năm qua mình đã như thế nào. Không có chi buồn và cũng không có chi vui. Sự bình lặng, bình yên và bình thường đã trôi qua 365 ngày của năm 2009. Bây giờ trời đang nắng ấm, phố phường đang hiền hòa đón nhận những con người bình thường của xứ Huế thong dong mua sắm trên phố, trong các khu chợ và các cửa hiệu. Lòng cảm thấy rất nhẹ nhàng và thanh thản. Viết những dòng này xin dâng tặng cho tất cả các BẠN của tôi để sẻ chia niềm hạnh phúc của thú Lang thang - Thong dong - Thanh thản và Sự bình yên.
Xin cám ơn những tình cảm quý báu mà các Bạn đã ưu ái dành cho Lang thang. Xin cám ơn sự giúp đở và động viên của các Bạn trong năm qua.
Chúc CÁC BẠN một năm mới thật bình yên và bình thường.
Miên Như
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009
Đúng và Sai
Trên văn đàn VN bây giờ trật tự tôn ty lẫn lộn. Không biết đường nào mà lần. Ông này bảo rằng đúng, ông kia bảo rằng sai, ông nọ nói rằng không đúng không sai. Hôm nay là chân lý ngày mai lại là sai lầm. Xã hội ngày càng phát triển thì điều đó cũng tạm chấp nhận. Nhưng ngặt nỗi là cái đúng sai nó giành giật nhau, nó cấu xé nhau, nó dựa vào các thế lực chính trị, nó tồn tại theo kiểu mạnh vì gạo bạo vì tiền và nó được phân định đúng sai trong từng ngày từng giờ như là giá cả gà vịt trong một buổi chợ. Thật là nhức óc bể đầu. Im lặng thì buồn cho thân phận, nói ra thì biết nói với ai đây!!! Chẳng lẻ nói với cái đầu gối ư? Bạn tôi hỏi tôi - Tôi trả lời tào lao - Bạn bảo tôi khinh mạn - Bạn hỏi tôi - Tôi trả lời đàng hoàng - Tức thì tôi rơi xuống hố thẳm của CHÂN LỦNG. Nhân đọc mấy tài liệu trên Blog của TP, thấy có điều thú vị: Một trích đoạn của Vương Trí Nhàn: Nhàn hất đổ cả thế hệ văn nghệ sĩ hiện đại xuống ao. Một bài viết của Trần Mạnh Hảo: Hảo lại xô Nhàn xuống góc chòi Văn. (Tham khảo tại Tu lieu lang thang hoặc vào Tran Phan) Rồi Xuân Sách viết 99 bài thơ phác hoạ 99 chân dung các nhà văn nhà thơ, các bài thơ này đều ở dạng thơ ngắn súc tích, nhiều người thuộc... Thiên la địa võng - Chân lý vô biên (1). Thôi thì rũ nhau ra quán làm vài chai cho quên đi hết ưu phiền cuộc đời.
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009
Gã cuồng khấu cõi nhân gian
ooOoo
Bùi Giáng - Gã cuồng khấu cõi nhân gian
Trích bài viết của Nguyễn Hữu Hồng Minh trên Vnexpress
...Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại chưa từng sản sinh ra một trường hợp nào lạ lùng và độc đáo như vậy. Thơ với cuộc đời Bùi tiên sinh như đã được quán luận, được thực hành như một Đạo. Đạo Thơ. Hình ảnh còn lại của ông ngày nay được độc giả yêu thơ, yêu nghệ thuật khắc họa qua tranh, ảnh, thư pháp, điêu khắc… trên các chất liệu sơn dầu, mực tàu, rễ cây, rễ tre… lung linh tiềm ẩn một sức sống kỳ lạ. Nó cho thấy Bùi Giáng như một quan điểm, triết thuyết, một biểu tượng sống. Đôi lúc thấy ông ung dung, “nhi bất hoặc” giữa cuộc đời cũng như đôi khi cần thiết thì sẵn sàng tận hiến, đốt cháy bản thân mình, bày tỏ một thái độ. Đôi mắt với cái nhìn thẳng quắc thước không khoan nhượng vì sự thật và cái đẹp khiến ông như một Tế Điên hòa thượng hay Bồ Đề Đạt Ma trong điển cố.
Bởi thế, viết về Bùi Giáng thật khó. Nhiều giai thoại cuộc đời đã kể về ông cũng như sự cống hiến hết mình cho văn học, nghệ thuật thi ca của ông viết bao nhiêu cũng không đủ. Viết bao nhiêu cũng hóa thừa. Tôi tâm đắc lời dịch giả, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn khi ông nhận định về chuyện này: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy!”.
Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã “can thiệp”, xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là “lõi thơ”. Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu như các cuốn Cõi người ta, Hoàng tử bé (Saint Exupéry), Mùi hương xuân sắc (Gérard De Nerval), Hòa âm điền dã, Khung cửa hẹp, Trường học đờn bà (André Gide), Ngộ nhận (Albert Camus), Nhà sư vướng lụy (Tô Mạn Thù)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại, Tuyển tập luận đề, Thi ca tư tưởng)... Sự “nhập đồng”, thăng hoa ấy hiếm người có được!
Hãy thử khảo sát một vài đoạn trong các tiểu thuyết của André Gide, Gérard De Nerval "phổ" qua thơ của Bùi Giáng để thấy chuyện dịch thuật với ông là thân thuộc, biến hóa, là "ăn dầm nằm dề", "nhiễm sâu vào máu", ý vị, sâu sắc, gần gũi mà bay bổng thế nào. Cái thần kỳ của những câu lục bát:
"Hỡi ôi! Quả thật là là
Song trùng đao kiếm đẩy qua đún về
Hở hang tồn lý ê chề
Lẳng lơ chết lịm trận đề huề gieo
Hỗn mang thị hiện ngặt nghèo
Cung giây so lệch thu vèo sang đông"
là cảm hứng của ông khi đọc đoạn văn tiếng Pháp “ Je relis encore une fois tout le chapitre. C’est le depart d’une discussion infinite…" .
Một đoạn khác, ca ngợi thân xác, đầy âm hưởng tượng trưng của thơ Bích Khê:
Một đoạn khác, ca ngợi thân xác, đầy âm hưởng tượng trưng của thơ Bích Khê:
"Hương ngây tội lỗi rải mơ màng
Da thịt du dương của một nàng
Đã luống đời xanh trên gối lục
Linh hồn tĩnh dạ hận dư vang"
từ tuyệt bút "Le tintement de la cloche du matin était encore dans mon Oreille et m’avait sans doute reveillé…".
Và đây có thể xem là một bài thơ thể 6-8 toàn bích với gợi nhớ từ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sức hấp dẫn của Bùi Giáng không chỉ khẳng định tài năng xử dụng ngôn từ uyên áo của mình mà ông còn thuộc rất nhiều thơ, nói cách khác, sẵn sàng cúi đầu lĩnh hội những cái hay, cái đẹp từ thơ của các bậc tiền bối đi trước. Một thái độ học hỏi, nghiêm cẩn, thành tâm rất hiếm thấy ngày nay ở các nhà thơ trẻ:
Và đây có thể xem là một bài thơ thể 6-8 toàn bích với gợi nhớ từ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sức hấp dẫn của Bùi Giáng không chỉ khẳng định tài năng xử dụng ngôn từ uyên áo của mình mà ông còn thuộc rất nhiều thơ, nói cách khác, sẵn sàng cúi đầu lĩnh hội những cái hay, cái đẹp từ thơ của các bậc tiền bối đi trước. Một thái độ học hỏi, nghiêm cẩn, thành tâm rất hiếm thấy ngày nay ở các nhà thơ trẻ:
"Dư vang tiếng trống tiếng còi
Rập rờn đầu liễu mộng hoài xanh buông
Xa xôi thôn ổ ngậm buồn
Thanh xuân gái dệt từng guồng hoa bay
Còn nghe điệu hát nghiêng mày
Sử xanh lần giở bên ngày phù du
Tràng hoa thêu gấm khơi mù
Dòng tuôn thúy lục xuân thu lên ngàn
Ta về ngón lại dư vang
Rồi mai ly biệt lên đàng nhớ nhung"
là lúc cảm hứng xuất thần, không thể kiềm chế với bến bờ phù trầm từ Carnets của Albert Camus: “Le cor et le tambour résonnaient au loin dans les hameaux et dans le bois les jeunes filles tressaient des guirlandes et assortissaient, en chantant, des bouquets ornés des rubans…".
Dẫn chứng như thế để thấy rõ ràng Bùi Giáng đã lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ" .
Điều tôi quan tâm ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần Phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của Phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. Từ cái thuở tinh khôi và căn nguyên như trong Mưa nguồn:
Dẫn chứng như thế để thấy rõ ràng Bùi Giáng đã lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ" .
Điều tôi quan tâm ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần Phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của Phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. Từ cái thuở tinh khôi và căn nguyên như trong Mưa nguồn:
"Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gởi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù"
Hay Mùa màng tháng tư:
"Đã đi đã đến cuối trời
Đã về như vẫn muôn đời đã đi"
cho đến khi xóa sổ, tung hê hết:
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gởi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù"
Hay Mùa màng tháng tư:
"Đã đi đã đến cuối trời
Đã về như vẫn muôn đời đã đi"
cho đến khi xóa sổ, tung hê hết:
"Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi
Đi lên đi xuống đã đời du côn"
Đi lên đi xuống đã đời du côn"
Triết lý trong cuộc chơi và kiếm tìm ngôn từ của Bùi tiên sinh cuối cùng chỉ còn lại mấy chữ "vui thôi mà!" cứ ngỡ rằng ai hiểu thế nào cũng được. Cao hơn, như Bồ Đề Đạt Ma giảng trong Tuyệt Quán Luận: "Vấn viết: Hà tâm chi tri? Hà mục chi kiến? Đáp viết: Vô tri chi tri, vô kiến chi kiến” (Vấn: Tâm nào thì hiểu được? Mắt nào thì thấy được? Đáp: Hiểu bằng vô tri, thấy bằng vô kiến).
Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" đó chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ". Dường như mỗi thi sĩ đích thực không thể lý giải hết khát vọng và sự có mặt của mình. Bùi Giáng viết:
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau"
Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" đó chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ". Dường như mỗi thi sĩ đích thực không thể lý giải hết khát vọng và sự có mặt của mình. Bùi Giáng viết:
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau"
Nhiều bài viết của các học giả cho rằng, ở văn học miền Nam một giai đoạn, nếu Phạm Công Thiện là đỉnh cao của trí tuệ thì Bùi Giáng chính là tinh hoa của trời đất.
Vì thế Bùi Giáng là kẻ hát rong giữa chợ đời hay kẻ vì yêu đời quá mà hóa điên, trở thành một gã cuồng khấu vô vọng? Không ai hiểu hết những con đường nào mà thi sĩ đã đi. Đường trần, đường thơ, đường định mệnh. Khi tôi biết Bùi Giáng và đến chơi với ông thì ông không còn đi rong nữa. Có lẽ ông đã thuộc lòng mỗi con đường, mỗi ngõ phố Sài Gòn. Ông dường như chỉ còn ngồi một chỗ trong căn nhà của một người cháu tên là Nguyễn Thanh Hoài trên đường Lưu Quang Định, quận Gò Vấp. Trên trán ông, lớp băng trắng vẫn còn thấm máu bởi những vết thương đời do những kẻ ít hiểu thi sĩ gây ra. Chỉ riêng hai con mắt vẫn sáng bừng như muốn nhìn thấu, muốn ôm trọn hết mọi cõi. Đến lúc ấy tôi mới hiểu hai câu thơ:
Vì thế Bùi Giáng là kẻ hát rong giữa chợ đời hay kẻ vì yêu đời quá mà hóa điên, trở thành một gã cuồng khấu vô vọng? Không ai hiểu hết những con đường nào mà thi sĩ đã đi. Đường trần, đường thơ, đường định mệnh. Khi tôi biết Bùi Giáng và đến chơi với ông thì ông không còn đi rong nữa. Có lẽ ông đã thuộc lòng mỗi con đường, mỗi ngõ phố Sài Gòn. Ông dường như chỉ còn ngồi một chỗ trong căn nhà của một người cháu tên là Nguyễn Thanh Hoài trên đường Lưu Quang Định, quận Gò Vấp. Trên trán ông, lớp băng trắng vẫn còn thấm máu bởi những vết thương đời do những kẻ ít hiểu thi sĩ gây ra. Chỉ riêng hai con mắt vẫn sáng bừng như muốn nhìn thấu, muốn ôm trọn hết mọi cõi. Đến lúc ấy tôi mới hiểu hai câu thơ:
"Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con"
Còn hai con mắt khóc người một con"
(nhạc Trịnh Công Sơn lấy ý thơ Bùi Giáng)
Tôi có nhiều lần được tiếp xúc và gặp gỡ với Bùi Giáng nhưng không có một buổi trò chuyện nào ông chịu hết mình với tôi. Dường như ông muốn vô ngôn trước mọi cuộc đối thoại. Ông thường nằm đu đưa trên cánh võng trong khu vườn nhỏ tịch diệt cô đơn. Nhưng anh Hoài cho biết, ông vẫn âm thầm viết, âm thầm dịch thuật, ghi chú cho đến ngày cuối cùng. Ông thường viết chữ nắn nót rất đẹp trên những trang giấy nhàu nát, vỏ bao thuốc lá ông tình cờ nhặt đâu đó. Nhiều bài thơ trong di cảo ông, anh Hoài đã góp nhặt được bằng cách ấy. Một trong những bài trên giấy rác ấy, ông viết:
"Trước khi về chín suối
Em xin gửi đá vàng
Của trăm năm buồn tủi
Về trở lại nhân gian"
Em xin gửi đá vàng
Của trăm năm buồn tủi
Về trở lại nhân gian"
Cho thấy một nỗi niềm, một nỗi buồn nhân thế! Không ai có thể chia sẻ. Ở một góc nào đó, theo tôi, chính là niềm đau thân phận mà ông và các văn nghệ sĩ bạn bè cùng lứa ngẫu nhiên bị cuốn vào, tan tác lốc cuốn, quay cuồng trong bão loạn của thời đại. Và tôi cũng hiểu tài năng, cốt cách của những nghệ sĩ lớn thường được thử thách đến cùng qua những "điểm chết" hay biến cố của lịch sử. Và Bùi Giáng là một trong những tài năng lớn giữ được, bảo vệ được vẹn toàn nhân cách đó. Chính ông đã trở thành một biểu tượng cho chính những người yêu thơ ông vì thế!
Một điểm nữa mà tôi muốn nói trước khi kết thúc bài viết này là Bùi Giáng rất hay nổi điên khi có một người nào truy bức ông đến cùng. Cho dù đó là thi ca hay học thuật. Tôi cho rằng ông tránh các cuộc va chạm nảy lửa và tàn khốc ấy với hai lý do: Một, cuộc đời ông quá đủ đầy như một minh chứng; và hai, ông không muốn tái lặp bất cứ đặt đề, một định đề nào cho Nghệ thuật. Đi vào nó thì giống như đi vào "Sa Mạc Phát Tiết". Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca. Mang tinh thần Lão Tử, hòng diễn giữa chợ đời hiện đại. Vì thế ở một góc chợ Bà Chiểu, hay giữa cầu Trương Minh Giảng, người ta từng thấy thi sĩ múa may quay cuồng hay “nhập đồng” phóng ào từ trên xích lô xuống diễn kịch, múa gậy vây giữa đám đông hồ hởi và cuồng nhiệt. Những hình ảnh thơ như thế sẽ không bao giờ còn nữa. Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng xa vắng những tâm hồn và những tâm tình thơ.
Sài Gòn, 1/10/2008.
Một điểm nữa mà tôi muốn nói trước khi kết thúc bài viết này là Bùi Giáng rất hay nổi điên khi có một người nào truy bức ông đến cùng. Cho dù đó là thi ca hay học thuật. Tôi cho rằng ông tránh các cuộc va chạm nảy lửa và tàn khốc ấy với hai lý do: Một, cuộc đời ông quá đủ đầy như một minh chứng; và hai, ông không muốn tái lặp bất cứ đặt đề, một định đề nào cho Nghệ thuật. Đi vào nó thì giống như đi vào "Sa Mạc Phát Tiết". Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca. Mang tinh thần Lão Tử, hòng diễn giữa chợ đời hiện đại. Vì thế ở một góc chợ Bà Chiểu, hay giữa cầu Trương Minh Giảng, người ta từng thấy thi sĩ múa may quay cuồng hay “nhập đồng” phóng ào từ trên xích lô xuống diễn kịch, múa gậy vây giữa đám đông hồ hởi và cuồng nhiệt. Những hình ảnh thơ như thế sẽ không bao giờ còn nữa. Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng xa vắng những tâm hồn và những tâm tình thơ.
Sài Gòn, 1/10/2008.
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009
Điên vì quá tỉnh
Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh
Tác giả: Thanh Hải
Trích từ báo Vietnamnet
Chàng "trung niên thi sĩ" ra đi đã lâu nhưng đây đó vẫn còn những giai thoại. Hình ảnh một "thi sĩ lập dị" vẫn không phai mờ trong lòng các độc giả. Nhiếp ảnh gia Lâm Ngọc Duy kể về "niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời" khi gặp Bùi Giáng.
Giấc mơ thành hiện thực
Vì hoàn cảnh nhưng cũng là một cơ duyên, năm 1980 ông Duy rời Đà Lạt xuống Sài Gòn, đem theo đứa con gái nhỏ sống vất vưởng dọc vỉa hè. Hai cha con tứ cố vô thân, không nhà cửa, hằng ngày ông Duy phải đi chụp ảnh dạo dọc đường phố Sài Gòn tìm miếng cơm, bát cháo lay lắt sống qua ngày.
Một thời gian sau, ông Duy may mắn gặp được nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Hai người trở thành bạn thân, từ đó ông Duy thuê phòng trọ và được nhận vào làm trong Ảnh Viện Đống Đa trên đường Trương Minh Giảng.
Một hôm ông đi qua bùng binh Trương Minh Giảng, thấy một ông già đang nhảy múa, xung quanh con nít vây xúm rất đông. Cũng hiếu kì nên ông chạy lại xem, ngó chừng dung mạo thấy giống Bùi Giáng được nghe qua lời kể của bạn bè, ông Duy liền hỏi: "Xin lỗi! Có phải ngài là Bùi Giáng không?". Ông già nhướng mắt nhìn và hỏi lại: "Sao anh biết ta?". "Dạ, con là độc giả của ngài đây, hâm mộ ngài đã từ lâu nay mới được gặp, thật là một cơ duyên!".
Bùi Giáng rẽ đám trẻ con ra, cầm tay ông Duy kéo vào một con hẻm nhỏ trên đường Trương Minh Giảng. Tại đó hai người chuyện trò và Bùi Giáng đã chép thơ lên vỏ bao thuốc lá tặng ông Duy. Bài thơ chỉ có một câu: "Chép lời bờ cỏ ra hoa".
Nhìn câu thơ mà ông Duy vui mừng khôn tả, thấy thơ lạ nên ông Duy hỏi: "Thơ ngài quả là siêu phàm, con không hiểu được ý thơ?", nghe Bùi Giáng giải thích ông Duy lại càng kính nể và vui mừng hơn (nhưng vì lí do cá nhân nên ông Duy không kể lại lời giải thích của Bùi Giáng).
Theo dòng ký ức
Nghe Bùi Giáng giải nghĩa câu thơ xong, ông Duy chở "ngài" trên xe đạp dạo quanh Sài Gòn". Lúc nào bên mình ngài cũng có bầu rượu và túi thơ như thế. Và cứ khoảng 200 mét, Bùi Giáng lại bắt ông Duy dừng lại, tạt vào lề đường làm mấy hớp rượu rồi mới chịu đi tiếp. Đến ngã ba, ngã tư có khi ngài lại xuống đường làm cảnh sát giao thông, chỉ đường cho xe cộ đi lại! - ông Duy kể".
Sau cả ngày "du ngoạn" Bùi Giáng cho ông Duy địa chỉ nhà và dặn: "Anh muốn tìm ta thì đến đường Lê Quang Định, cứ hỏi nhà của ông già điên thì ai cũng biết, đến mà thấy ta bệnh thì ghé chơi, còn ta khỏe thì im lặng mà về, ta không tiếp" (những lúc bệnh là lúc ông ca hát, nhảy múa, làm cảnh sát...). Chiều tối ấy, hai người từ giã nhau ra về, ông Duy còn vui mừng lắm khi kể với chúng tôi ngày kỷ niệm đó.
Cách ít lâu sau, ông Duy có đến tìm nhà Bùi Giáng mấy lần, nhưng không lần nào gặp được. Người ta bảo: "Hôm nào ông cũng đi từ lúc 3 giờ sáng, có khi cả nửa tháng mới về nhà". Rồi một bận ông Duy đi sớm. Lần đó ông mang theo bộ tách trà nhỏ với hai cái bánh pía và gặp được ngài trong một quán cà phê ở cuối con hẻm. Thấy ông Duy, Bùi Giáng lên tiếng hỏi: "Sao anh biết ta ở đây?", "Dạ, con đi tìm ngài mấy bữa nay mà không gặp, hôm nay đi không ngờ lại tìm được ngài".
Tại quán cà phê đó, ông Duy pha trà mời, Bùi Giáng cúi xuống rồi đưa tay cao quá đầu nhận trà một cách lễ phép, còn húp cả những giọt trà rơi xuống bàn. Cử chỉ của thi sĩ Bùi Giáng làm ông Duy nhớ mãi không quên. Bộ tách trà uống cùng Bùi Giáng hôm đó, đến bây giờ ông Duy vẫn giữ và trân trọng.
Rời quán cà phê, hai người dắt nhau qua chùa Liên Ứng, tại đây ông Duy đã chụp những bức ảnh đầu tiên về Bùi Giáng.
Ngài lại làm thơ tặng ông Duy. Bài thơ không đề có đoạn viết: "Tăng thanh đầu ngọn yêu đào/Hắc phong hải ngoại tự trào hoàng hôn/Chẻ hai mảnh giấy vô hồn/Lầm sương lạc tuyết là cồn điếu tang/Còn nguyên phố thị hội đàm/Với trăng châu thổ muôn vàn dưới kia". Phía dưới có ghi "Thân tặng Lâm Ngọc Duy, người bạn Quảng Ngãi (tôi bạn Quảng Nam), kí tên Bùi Giáng".
Vào cuối câu chuyện, Bùi Giáng đề nghị: "Anh đưa ta về thăm nhà anh, ta ở lại một đêm mai đi chơi tiếp". Ông Duy ở trọ trong căn nhà lá nhỏ, chỉ có một chiếc giường, đêm hôm ấy ông Duy mời thi sĩ lên giường ngủ. Bùi Giáng không chịu: "Ta nằm dưới đất quen rồi, anh để ta ở đây thoải mái hơn".
Bùi Giáng tiếp: "Anh có làm thơ không? Cho ta coi?". Đọc xong, Bùi Giáng khen hay và nói: "Hay anh in chung với ta một tập đi?", ông Duy khiêm nhường trả lời: "Tôi chỉ đáng xách dép cho ngài sao lại ngồi chung chiếu với ngài được".
Hai lần gặp "một đời" nhớ!
Sau đêm đó, Lâm Ngọc Duy không được gặp lại cho đến khi Bùi Giáng qua đời. Thế nhưng những kí ức về thi sĩ Bùi Giáng đến nay và suốt đời sẽ còn in đậm trong tâm trí ông. Những bài thơ ghi trên giấy vụn, những tách trà xưa uống chung nhau, những bức hình Bùi Giáng, những tập thơ, truyện dịch của Bùi Giáng đến nay ông Duy vẫn còn lưu giữ, tất cả được ép, được đóng khung và trưng trong tư gia một cách trang trọng.
Ai đó có dịp qua Đức Trọng (Lâm Đồng) nhớ ghé nhà Lâm Ngọc Duy. Một căn nhà gỗ nhỏ nép giữa vườn cây cảnh và hoa, hằng tháng ở đây vẫn có những đêm thơ, hằng năm vẫn có những lần giỗ Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn và đặc biệt là được nghe ông kể về những kỉ niệm của ông với "Trung niên thi sĩ", "Trịnh nhạc sĩ".
Cuối cuộc trò chuyện, chúng tôi hỏi ông Duy về những nhận xét riêng của ông đối với Bùi Giáng (về cuộc đời, con người cũng như thơ của ông), ông Duy trả lời: "Ngài là một Bồ Tát nghệ Sĩ, người ta cứ nói là Bùi Giáng điên, nhưng tối thấy ngài không điên, họ nói vậy vì họ không biết, Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh!".
Trích từ báo Vietnamnet
Chàng "trung niên thi sĩ" ra đi đã lâu nhưng đây đó vẫn còn những giai thoại. Hình ảnh một "thi sĩ lập dị" vẫn không phai mờ trong lòng các độc giả. Nhiếp ảnh gia Lâm Ngọc Duy kể về "niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời" khi gặp Bùi Giáng.
Giấc mơ thành hiện thực
Vì hoàn cảnh nhưng cũng là một cơ duyên, năm 1980 ông Duy rời Đà Lạt xuống Sài Gòn, đem theo đứa con gái nhỏ sống vất vưởng dọc vỉa hè. Hai cha con tứ cố vô thân, không nhà cửa, hằng ngày ông Duy phải đi chụp ảnh dạo dọc đường phố Sài Gòn tìm miếng cơm, bát cháo lay lắt sống qua ngày.
Một thời gian sau, ông Duy may mắn gặp được nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Hai người trở thành bạn thân, từ đó ông Duy thuê phòng trọ và được nhận vào làm trong Ảnh Viện Đống Đa trên đường Trương Minh Giảng.
Một hôm ông đi qua bùng binh Trương Minh Giảng, thấy một ông già đang nhảy múa, xung quanh con nít vây xúm rất đông. Cũng hiếu kì nên ông chạy lại xem, ngó chừng dung mạo thấy giống Bùi Giáng được nghe qua lời kể của bạn bè, ông Duy liền hỏi: "Xin lỗi! Có phải ngài là Bùi Giáng không?". Ông già nhướng mắt nhìn và hỏi lại: "Sao anh biết ta?". "Dạ, con là độc giả của ngài đây, hâm mộ ngài đã từ lâu nay mới được gặp, thật là một cơ duyên!".
Bùi Giáng rẽ đám trẻ con ra, cầm tay ông Duy kéo vào một con hẻm nhỏ trên đường Trương Minh Giảng. Tại đó hai người chuyện trò và Bùi Giáng đã chép thơ lên vỏ bao thuốc lá tặng ông Duy. Bài thơ chỉ có một câu: "Chép lời bờ cỏ ra hoa".
Nhìn câu thơ mà ông Duy vui mừng khôn tả, thấy thơ lạ nên ông Duy hỏi: "Thơ ngài quả là siêu phàm, con không hiểu được ý thơ?", nghe Bùi Giáng giải thích ông Duy lại càng kính nể và vui mừng hơn (nhưng vì lí do cá nhân nên ông Duy không kể lại lời giải thích của Bùi Giáng).
Theo dòng ký ức
Nghe Bùi Giáng giải nghĩa câu thơ xong, ông Duy chở "ngài" trên xe đạp dạo quanh Sài Gòn". Lúc nào bên mình ngài cũng có bầu rượu và túi thơ như thế. Và cứ khoảng 200 mét, Bùi Giáng lại bắt ông Duy dừng lại, tạt vào lề đường làm mấy hớp rượu rồi mới chịu đi tiếp. Đến ngã ba, ngã tư có khi ngài lại xuống đường làm cảnh sát giao thông, chỉ đường cho xe cộ đi lại! - ông Duy kể".
Sau cả ngày "du ngoạn" Bùi Giáng cho ông Duy địa chỉ nhà và dặn: "Anh muốn tìm ta thì đến đường Lê Quang Định, cứ hỏi nhà của ông già điên thì ai cũng biết, đến mà thấy ta bệnh thì ghé chơi, còn ta khỏe thì im lặng mà về, ta không tiếp" (những lúc bệnh là lúc ông ca hát, nhảy múa, làm cảnh sát...). Chiều tối ấy, hai người từ giã nhau ra về, ông Duy còn vui mừng lắm khi kể với chúng tôi ngày kỷ niệm đó.
Cách ít lâu sau, ông Duy có đến tìm nhà Bùi Giáng mấy lần, nhưng không lần nào gặp được. Người ta bảo: "Hôm nào ông cũng đi từ lúc 3 giờ sáng, có khi cả nửa tháng mới về nhà". Rồi một bận ông Duy đi sớm. Lần đó ông mang theo bộ tách trà nhỏ với hai cái bánh pía và gặp được ngài trong một quán cà phê ở cuối con hẻm. Thấy ông Duy, Bùi Giáng lên tiếng hỏi: "Sao anh biết ta ở đây?", "Dạ, con đi tìm ngài mấy bữa nay mà không gặp, hôm nay đi không ngờ lại tìm được ngài".
Tại quán cà phê đó, ông Duy pha trà mời, Bùi Giáng cúi xuống rồi đưa tay cao quá đầu nhận trà một cách lễ phép, còn húp cả những giọt trà rơi xuống bàn. Cử chỉ của thi sĩ Bùi Giáng làm ông Duy nhớ mãi không quên. Bộ tách trà uống cùng Bùi Giáng hôm đó, đến bây giờ ông Duy vẫn giữ và trân trọng.
Rời quán cà phê, hai người dắt nhau qua chùa Liên Ứng, tại đây ông Duy đã chụp những bức ảnh đầu tiên về Bùi Giáng.
Ngài lại làm thơ tặng ông Duy. Bài thơ không đề có đoạn viết: "Tăng thanh đầu ngọn yêu đào/Hắc phong hải ngoại tự trào hoàng hôn/Chẻ hai mảnh giấy vô hồn/Lầm sương lạc tuyết là cồn điếu tang/Còn nguyên phố thị hội đàm/Với trăng châu thổ muôn vàn dưới kia". Phía dưới có ghi "Thân tặng Lâm Ngọc Duy, người bạn Quảng Ngãi (tôi bạn Quảng Nam), kí tên Bùi Giáng".
Vào cuối câu chuyện, Bùi Giáng đề nghị: "Anh đưa ta về thăm nhà anh, ta ở lại một đêm mai đi chơi tiếp". Ông Duy ở trọ trong căn nhà lá nhỏ, chỉ có một chiếc giường, đêm hôm ấy ông Duy mời thi sĩ lên giường ngủ. Bùi Giáng không chịu: "Ta nằm dưới đất quen rồi, anh để ta ở đây thoải mái hơn".
Bùi Giáng tiếp: "Anh có làm thơ không? Cho ta coi?". Đọc xong, Bùi Giáng khen hay và nói: "Hay anh in chung với ta một tập đi?", ông Duy khiêm nhường trả lời: "Tôi chỉ đáng xách dép cho ngài sao lại ngồi chung chiếu với ngài được".
Hai lần gặp "một đời" nhớ!
Sau đêm đó, Lâm Ngọc Duy không được gặp lại cho đến khi Bùi Giáng qua đời. Thế nhưng những kí ức về thi sĩ Bùi Giáng đến nay và suốt đời sẽ còn in đậm trong tâm trí ông. Những bài thơ ghi trên giấy vụn, những tách trà xưa uống chung nhau, những bức hình Bùi Giáng, những tập thơ, truyện dịch của Bùi Giáng đến nay ông Duy vẫn còn lưu giữ, tất cả được ép, được đóng khung và trưng trong tư gia một cách trang trọng.
Ai đó có dịp qua Đức Trọng (Lâm Đồng) nhớ ghé nhà Lâm Ngọc Duy. Một căn nhà gỗ nhỏ nép giữa vườn cây cảnh và hoa, hằng tháng ở đây vẫn có những đêm thơ, hằng năm vẫn có những lần giỗ Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn và đặc biệt là được nghe ông kể về những kỉ niệm của ông với "Trung niên thi sĩ", "Trịnh nhạc sĩ".
Cuối cuộc trò chuyện, chúng tôi hỏi ông Duy về những nhận xét riêng của ông đối với Bùi Giáng (về cuộc đời, con người cũng như thơ của ông), ông Duy trả lời: "Ngài là một Bồ Tát nghệ Sĩ, người ta cứ nói là Bùi Giáng điên, nhưng tối thấy ngài không điên, họ nói vậy vì họ không biết, Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh!".
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
Chiêm nghiệm cuộc đời
Bài viết của Chu Dung Cơ
Thanh Dũng dịch
Thanh Dũng dịch
Do bạn Trực Nhân Đăng Văn Chơn gửi tặng, đọc thấy hay và có nhiều điều bổ ích nên Miên tôi xin post lên đây để chia sẻ với mọi người.
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày
Qua một ngày, vui một ngày
Vui một ngày, lãi một ngày...
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
"Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh" hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? chỉ còn cách đấy.
Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu... mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI".
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống...)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh...)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh... ĐỀU LÀ MUỘN.
Chất lượng sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy: Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
"Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh.. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu...
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cửu "hay nhớ lại chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấm chấm hết thật TRÒN.
Qua một ngày, mất một ngày
Qua một ngày, vui một ngày
Vui một ngày, lãi một ngày...
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
"Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh" hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? chỉ còn cách đấy.
Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu... mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI".
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống...)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh...)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh... ĐỀU LÀ MUỘN.
Chất lượng sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy: Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
"Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh.. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu...
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cửu "hay nhớ lại chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấm chấm hết thật TRÒN.
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009
Lửa lạnh non thiêng
Xin người chút lửa lạnh non thiêng
(Cảm tác của Miên Như dựa theo Thi phẩm
Chèo vỡ sông trăng và Lửa lạnh non thiêng
của Thi ông Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Chèo vỡ sông trăng và Lửa lạnh non thiêng
của Thi ông Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Đốm lửa cô liêu cháy hoài oan nghiệt”
Một đời ta lẫn lộn việc tới lui
Gần hai vạn, quá nửa đã chôn vùi
Rồi ngó lại, cánh chim buồn bay mỏi
Người đừng hỏi! Xin Người đừng có hỏi
Cớ vì sao khi ném sỏi xuống ao
Là tức thì nhìn thấy ánh trăng chao
Xin thưa thật: Bến bờ mênh mông quá
Con đường quen chừng như nghe xa lạ
Mỗi đi về lòng bỗng thấy vô duyên
Dăm ba chữ lén đọc trước thảo hiên
Trong lòng đã rắp tâm làm Đạo sĩ
Có mần răng xin Người lòng hoan hỷ
Cho lên non thả gió cuốn bay đi
Nếu cơ may gặp “Thượng đế vô tri”
Thì giết quách cho trí tâm thanh thản
Thôi câm đi! Sao cứ hoài lảm nhảm
Chuyện áo cơm được mất của thế nhân
“Nương dâu ... xanh ... sâu bọ tranh dành”
Mà không thấy bóng trăng treo mỏng mảnh
Xông trầm lên! Đọc thơ Triều Tâm Ảnh
Sẽ thấy lòng trút bớt nỗi ưu tư
“Tôi bỏ cuộc? Ừ thì tôi bỏ cuộc!
Tôi ra đi? Ừ thì tôi ra đi
Ai bỏ cuộc và ai không bỏ cuộc
Nhìn trên đầu, mây trắng giục đường phi!”
“Còn ra đi, nghĩa là còn điên dại
Còn yêu người nghĩa là còn quằn quại
Xin một đời rêu cỏ an tri”
Một đời ta lẫn lộn việc tới lui
Gần hai vạn, quá nửa đã chôn vùi
Rồi ngó lại, cánh chim buồn bay mỏi
Người đừng hỏi! Xin Người đừng có hỏi
Cớ vì sao khi ném sỏi xuống ao
Là tức thì nhìn thấy ánh trăng chao
Xin thưa thật: Bến bờ mênh mông quá
Con đường quen chừng như nghe xa lạ
Mỗi đi về lòng bỗng thấy vô duyên
Dăm ba chữ lén đọc trước thảo hiên
Trong lòng đã rắp tâm làm Đạo sĩ
Có mần răng xin Người lòng hoan hỷ
Cho lên non thả gió cuốn bay đi
Nếu cơ may gặp “Thượng đế vô tri”
Thì giết quách cho trí tâm thanh thản
Thôi câm đi! Sao cứ hoài lảm nhảm
Chuyện áo cơm được mất của thế nhân
“Nương dâu ... xanh ... sâu bọ tranh dành”
Mà không thấy bóng trăng treo mỏng mảnh
Xông trầm lên! Đọc thơ Triều Tâm Ảnh
Sẽ thấy lòng trút bớt nỗi ưu tư
“Tôi bỏ cuộc? Ừ thì tôi bỏ cuộc!
Tôi ra đi? Ừ thì tôi ra đi
Ai bỏ cuộc và ai không bỏ cuộc
Nhìn trên đầu, mây trắng giục đường phi!”
“Còn ra đi, nghĩa là còn điên dại
Còn yêu người nghĩa là còn quằn quại
Xin một đời rêu cỏ an tri”
Ghi chú: Những câu trong dấu ngoặc kép trích trong 2 tập Chèo vỡ sông trăng và Lửa lạnh non thiêng.
Bến vắng
Hoài niệm Bến Thơ kính tặng các thi bá:
Hoàng Quân
Nguyệt Đình
Mạnh Hồ
Thùy Bảo
Chiều đông nắng nhạt bến sông thơ
Không gian diệu vợi gió vu vơ
Thuyền ai từng chiếc neo bờ vắng
Thiếu Nguyệt dòng Hương lặng thẫn thờ
Cô gái Huế xưa đã lấy chồng
Tóc vẫn buông dài quá nửa lưng
Xa xăm ánh mắt buồn dìu dịu
Vẫn dáng duyên mai đẹp não nùng
Trách ai hờ hững đã bao năm?
Từ thuở trao nhau ánh thu rằm
Mong manh tựa chiếc vàng chưa rụng
Thương bóng hao gầy, thương mảnh trăng
Con đò năm ấy đã về đâu?
Chở khói sương thu vọng tiếng sầu
Mây lạnh chiều buông bên xứ lạ
Ai thầm trăn trở suốt canh thâu!
Bến vẫn chờ mong khách hữu tình
Trời sao bát ngát tỏa lung linh
Bập bềnh mây trắng con thuyền nhỏ
Đâu bến sông xưa những bóng hình !
Miên Như
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)