Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Tiến sĩ kinh tế và người thổ dân

Chuyện kể rằng:
Một hôm có một vị tiến sĩ kinh tế gặp người thổ dân đang ngồi câu cá.
TS: - Hằng ngày ông ngồi câu cá bao lâu?
TD: - Tôi chỉ ngồi câu một buổi.

TS: - Thế ông câu cá có đủ sống không?

TD: - Tôi câu được khoảng 10kg cá và đủ nuôi sống vợ con.

TSKT: - Thời gian còn lại ông làm gì?

TD: - Buổi chiều tôi chơi với vợ con, buổi tối tôi vào xóm làm vài be với bạn bè, sau đó về ngủ.

TS: - Vậy tôi khuyên ông nên đi câu cá cả ngày!

TD: - Để làm gì?

TS: - Ông câu 1 buổi để nuôi sống vợ con và 1 buổi đem bán lấy tiền tích lũy vốn liếng.

TD: - Tích lũy vốn để làm gì?

TS: - Khi có vốn, ông chỉ cần thuê người câu cá và gom lại đem bán để kiếm lời nhiều hơn.

TD: - Kiếm lời nhiều hơn để làm gì?

TS: - Khi có nhiều tiền, ông sẽ được thong thả chỉ làm việc một buổi, thời gian còn lại ông chơi với vợ con và giao lưu với bạn bè.

TD: - Hiện nay tôi chỉ làm việc một buổi và thời gian còn lại dành cho vợ con và bạn bè mà!!!
TS: - Ồ, vậy hả!

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Nải chuối



Nải chuối
Phan Văn Hiền

Trước khi nhận nhiệm sở ở Tây Nguyên , tôi thường nghe ba tôi kể về vùng đất Ban Mê nắng gió đất đai mầu mỡ phì nhiêu, người sơn cước gùi con lên nương rẫy…Mãnh đất người Pháp mộ phu để xây dựng đồn điền trồng nhiều cao su, cà phê… Nhiều người miền xuôi đã không đã không bao giờ được trở về vì bệnh sốt rét rừng .
Tôi nhớ ngày đầu tiên đặt chân lên xứ “Buồn muôn thuở”, chiếc xe ngựa gõ móng lóc cóc trên mặt đường nhựa loang lỗ chứng tích của chiến tranh đưa tôi về trung tâm thị xã. Hoa dã quỳ nở vàng rực hai bên đường che lấp bụi đỏ phủ đầy những lùm gai hoa trinh nữ.
Tôi được phân công giảng dạy tại trường cấp ba, ngay tại trung tâm thị xã, ngôi trường mà cho đến bây giờ đối với tôi vẫn còn đầy ắp nhiều kỹ niệm…
Một buổi sáng từ quán cà phê Đồng Xanh trở về trường, tôi đi chậm lại phía ngoài khu chợ Ban Mê (chợ nhỏ) trên góc đường Phan Bội Châu và đường Lê Hồng Phong, la liệt cây trái đặc sản của vùng cao nguyên, mít, bơ… và nhiều nhất là chuối, vựa chuối mọi nơi đổ về…
Bụng đang trống rỗng, tôi bước vào quầy chuối chỉ vào nải đẹp nhất:
- Mấy ri bác ?
- Hai hào (hối đó một ly cà phê quốc doanh chỉ hai hào rưỡi)
Không đủ tiền nên tôi hỏi:
- Có nải nào rẻ hơn không bác?
Người bán chuối lấy đưa cho tôi nải chuối hơi chín rục vỏ bắt đầu lấm tấm đen, cột vào một sợi bẹ chuối khô để làm quai xách.
Thỉnh thoảng các thầy cô sống tập thể như tôi về chợ mua ít thực phẩm, trái cây rẽ tiền để cải thiện bữa ăn.
Tóc tôi để hơi dài, khoác chiếc bờ lu sờn cũ lang thang ung dung đếm bước rẽ qua đường Y Jút về khu tập thể trường, tay xách nải chuối chín vàng không biết trái sẽ rụng lúc nào.
Bỗng có tiếng gọi to trong trẻo đằng sau như thản thốt:
- Trời ơi! Thầy..!
Tôi dừng lại nhìn về phia sau
- Ôi H! …em đi đâu đây?
- Em đến nhà bạn mượn vở chép bài, mà thầy xách cái gì vậy trời, đưa đây em.
Tôi không đồng ý
- Thôi để Thầy cũng được, thầy đang trở về trường.
- Để em.
Vừa nói xong H dành lấy nải chuối và nói một cách quả quyết.
- Khi nào thầy nói với tụi em, tụi em mang lên tận trường, bữa ni thầy đừng xách nải chuối như thế này nữa nhé
Tôi hơi ngạc nhiên:
- Sao vậy ?
- Kỳ lắm thầy ơi!
H dành lấy nải chuối cùng bước song song bên tôi rẽ qua đường A Ma Trang Lơng, băng qua bùng binh ngả sáu. Dòng người qua lại thưa dần, ánh nắng ngập tràn, trên vầng trán thông minh của H lấm tấm vài giọt mồ hôi
H kể chuyện huyên thuyên không ngớt, lớp giờ thầy Quyết, thầy Bá Hùng, thầy Nhu thầy Bạch Văn Minh…
Tôi ít chú ý những lời H nói, vì tôi đang mãi mê “lý giải” hiện tượng khi người thầy xách nải chuối đi trên phố thì “chân lý” nào sụp đổ và “chân lý” nào sẽ lên ngôi! Thôi phó mặc cho đời…, thỉnh thoảng tôi nhìn sang H hồn nhiên đi bên tôi với nải chuối trong tay… tôi ngoẽn miệng cười vui vẻ.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Cambodia


Kỷ niệm chuyến thăm Angco Vat

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Giọt sương

Giọt sương đậu mái trà đình
Nửa đêm tỉnh giấc hỏi mình tan chưa!