Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Nào cùng thi, xem ai... to hơn!

Một phần bức tranh thêu Cội xưa. Ảnh: Thể thao Văn hóa.
Áo dài kỷ lục

Tác giả: ĐAN THIỀM (THỰC HIỆN)

LTS: Xung quanh những kỷ lục...to của Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với họa sĩ Lê Thiết Cương về chủ đề này, xin trích đăng để bà con tham khảo.
Họa sĩ Lê Thiết Cương: Tôi thấy một điều rằng, người Việt mình đang phát một căn bệnh, mà bệnh này có chiều hướng càng ngày càng nặng: Thích phô trương, cụ thể là thích... to!
...
Báo chí đã phê phán chán chê chuyện bánh dày khổng lồ nhân mút xốp. Nay dịp Đại lễ lại rộ lên đủ thứ, từ thiết kế thời trang làm cái áo dài có đuôi áo dài trăm mét, lọ độc bình Bát Tràng cao 3,4m, tranh lụa "Cội rễ ..." gì đó, tốn tới 1,3 tấn chỉ thêu, cờ hội trăm mét phủ kín cả mặt một cái khách sạn... Cái gì cũng thật to, người nào cũng kỷ lục. Vô nghĩa khủng khiếp!
...
Nói thật, tôi chỉ thấy đó là sự dốt nát, thùng rỗng kêu to, đầy tính hình thức. Đó là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người Việt chúng ta. Do 2 nguyên nhân: Thứ nhất làm to là để tiêu tiền; thứ hai, làm to vì tâm lý thích oai để che đi sự ngu dốt.

Quan trọng là không ai dám phản đối việc dựng tượng đài một nhà lãnh đạo, không ai dám phản đối việc làm một tác phẩm điện ảnh 'hoành tráng' để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội chẳng hạn.
...
Những cái cớ đó nó quá to. Những ai muốn lợi dụng cái việc đó để lấy tiền Nhà nước dễ quá. Đó là sự tiêu tiền bất hợp pháp một cách hợp pháp nhất.
...
Nhưng điều đó hàng nghìn người đã nói. Bệnh cũ cộng thêm bệnh mới 'thích to' nữa, càng 'hợp pháp' hơn, ngang nhiên hơn và đáng buồn hơn!