Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Tam thiên bổn mạng

Tam thiên bổn mạng nói năng,
Tam bành lục tặc chi bằng lung tung.
Tan đoài mà chẳng tỉnh đông,
Tỉnh điên một thuở, giếng nông dây dài,
Hài đen gương trắng trang đài,
Ba voi điểm lại một vài gió bay.
Nhớ xưa mẹ dạy như dzầy:
Rằng đêm là ấy, rằng ngày là đêm,
Chuồn chuồn bay thấp thì thêm,
Bay cao thì bớt, cánh mềm thì rơi.
Bút nghiên chữ nghĩa lơi khơi,
Đồ bành, đồ cổ, đồ chơi quá chừng.
Có khi nói, có khi đừng,
Xoa tay chép miệng tưng tưng ơi ngài:
Rằng môn, sắn cũng như khoai,
Tương bần, rau muống chấm hoài răng ê.
Ngày buồn thượng đáo sơn khê,
Rửa tay, gối đá khúc nghê mơ màng,
Hứng men vỗ khúc tàng tàng,
Tào lao bè bạn, càm ràm vợ con.
Nửa đời chen giữa sơn non,
Bây giờ điểm lại chon von sơn già.
Gấm hoa, lủng củng lủng cà,
Đười ươi ốt dột, còn ta ngợm người.
Khùng điên hát thiệt, nói chơi,
Ba tài góp nhặt, khóc cười u oe.
Đông tàn còn vọng tiếng ve,
Mười lăm Kiều Thuý lạnh se gió mùa.
Ba mươi mấy, kẻ thích đùa,
Và bao nhiêu nữa, trâu lùa ruộng hoang.

Đồ Bành

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Tửu học nhập môn

Bây giờ trở lại rượu sướng hơn. Nhiều người thường thắc mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P. Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin? Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu dịnh giá trị đi. Nói chuyện sau này.
Thật sự rượu mạnh có nhiều danh hiệu nghe quái dị vô cùng, càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe, Vieille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Bleu... được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây: Courvoisier, Hennessy, Martel, Remy Martin, Bisquit, Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier, Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier, Salignac... Còn nếu bạn chỉ biết lèo tèo vài tên giống như anh hàng xóm sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình (riêng loại rượu đế này tôi có hỏi nhà làm rượu đế danh tửu này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi).
Còn nữa nói chưa hết. Riêng tại Pháp họ kỳ thị người ngoại quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American trọc phú lắm. Họ thường nói "Tụi Mỹ nó biết gì miệng nhai hotdog, tay cầm lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football, lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi". Họ có những loại rượu chỉ bán tại Pháp mà thôi, không có dư để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne, Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu và Frapin Château de Fontpinot. Riêng 2 loại sau cùng Croizet Inconnu và Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Đôi khi mừng sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra về vì nghe đồn có ông nào điện thoại từ Madrid mua hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước thì tức ngàn năm vương hận. Danh từ Âge Inconnu: có nghĩa là không biết tuổi, muốn đoán ra sao thì đoán, y như tuổi của mấy cô ca sĩ Saigon vậy, lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi cũng nói... em đôi mươi. Thiệt là Âge Inconnu, đừng hỏi tuổi em là bao nhiêu?

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Một nhân cách lớn

Nhà thơ Hữu Loan kể lại lý do vì sao Màu tím hoa sim bị 'đánh' khi phong trào Nhân văn giai phẩm xảy ra:
“Lúc bấy giờ làm Thơ … không được khóc cái đau riêng của mình...
Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc… Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Vĩnh biệt nhà thơ Hữu Loan


1916 - 18/3/2010
XIN NGUYỆN CẦU NHÀ THƠ MÀU TÍM HOA SIM
VÃNG SANH LẠC QUỐC

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Định chừa

Hôm qua ngồi chơi với Mệ Viễn Bào, nghe Mệ đọc cái bài Tứ tuyệt thiệt ưng ý, Mien tui không nở ích kỷ thưởng thức một chắc, nên xin post lên đây cho mỗi người thưởng thức một chút để thực hành cái đức bố thí.
Có cái nhiều khi cũng định chừa,
Định chừa nhưng lại vẫn còn ưa,
Còn ưa nên mãi không chừa được,
Chừa được thì e sống cũng thừa.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Nói về rượu

Miên tui vớ được bài viết về rượu của Nhật Vy do Dương Thọ, thằng bạn đời gửi cho. Thấy rất bổ ích cho các vị đệ tử Lưu Linh nên trích đăng lần lần ở đây. Quý vị nào muốn ngâm kíu sâu hơn, Miên tui sẵn sàng cung cấp thêm Bí kíp.
1. Napoleon:
Là loại rượu Hoàng đế, Ngài Ngự của những lò làm rượu. Chủ lò nâng niu loại này nhất. Đây là con gà quý dùng để cáp độ với chư hầu ngoại bang đây . Được khen thua cũng là loại này. Danh từ Napoleon thật sự không ăn nhậu gì đến tên của Hoàng Đế Pháp đâu. Hoàng Đế Pháp Napoleon là dân đau bao tử mà, không thấy ông lúc nào cũng thọt tay vào rờ bao tử hay sao? Dân đau bao tử làm sao nhậu được? Chữ Napoleon dược in long trọng kế cần cổ chai rượu. Còn những loại rượu nào mà in nguyên cái hình Hoàng Đế Napoleon đầu đội nón vành như nón cối vậy thì là thứ giả, họ in hình Napoleon để cho "dân ngu khu đen" đem về hù vợ con mà thôi. Chớ gặp tay nhậu 6, 7 sao rồi, nó sờ sau ót nó cười chạy không kịp. In hình là trật sách vỡ rồi. Thật sự có nhiều lò rượu không thèm dùng chữ Napoleon làm chi mà họ xài danh từ Cordon Blue cũng đủ bảnh rồi.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Hoang tưởng

Đi tìm em tận chân trời vô định
Cứ điên cuồng thầm gọi dáng thơ ơi
Dù mai đây chân mõi – vắng tiếng cười
Ta vẫn cố tìm em trong ảo vọng
*
Gót ngọc ưu phiền hoa rừng xao động
Và mây chiều từng mảng rụng tan hoang.
Hương trầm thơm ngào ngạt tỏa không gian
Hồn chưa tỉnh nên còn mê đắm mãi
*
Em ở đâu bao giờ em trở lại?
Hay là em vĩnh viễn phụ tình ta!
Tan cõi lòng, buồn chất ngất chia xa
Khô cháy cả trái tim đầy mộng mị
*
Nếu mai sau em dùng lời hoa mỹ
Để tặng ta, nhất định ta không tin
Tâm u mê, hoang tưởng cứ đi tìm
Người tình ảo – Nàng thơ xưa đã chết.
Miên Như
Tháng 12-1996

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Chuyện tào lao

Lão Chồng sau khi đi thăm đám ma người vợ của Bạn mình về nhà, mặt mày buồn bã, bỏ ngủ quên ăn tám ngày liền; Mụ vợ lão ta bèn lân la dò hỏi: "Ông ạ, Bà vợ Bạn của ông đã già yếu rồi, hơn nữa cũng bệnh tật tùm lum, Bả đi như thế cũng nhẹ nhàng cho chồng cho con khỏi khổ, vậy cớ can chi mà ông buồn bã lắm vậy? Hay là ông có duyên nợ chi khó nói lắm hay chăng??? Thôi hãy gạt hết đi ưu phiền để vui sống quảng đời còn lại với con với cháu". Lão Chồng nghe vậy bỗng òa lên khóc nức nở, khóc tức khóc tưởi như chưa từng được khóc bao giờ. Cả gia đình con cháu xúm lại an ủi một hồi lão chồng mới nấc nấc trong nghẹn ngào thì thào lẩm bẩm cái gì đó nghe không rõ, rồi bồng lão ta rống lên: "Trời ơi là trời! thế mà cả nhà không ai hiểu cho tui hay sao? Vợ người ta thì đua nhau chết ào ào, còn vợ của tui thì cứ sống nhăn răng ra đó, không chịu chết cho rồi, mà cứ đeo bám tui mãi như thế này thì làm sao tui sống cho hết đoạn đời còn lại đây!!!"

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Lang thang lạc địa

Hôm nay kiếm được một ít mồi dưới chân chùa Hương, Mien tui bèn mang về ngồi với Bác Trần Vàng Sao làm vài be cho đở lạnh, cơ duyên Miên tui được nghe ba bài dzui dzui nên chép lại đây kẻo mai mốt quên mất.

Bài số 1:
- Một hôm quan phủ về thăm nhà thằng bạn nối khố làm tri huyện, khi đến đầu làng Quan phủ hỏi thằng bé chăn trâu: Ê ! thằng tê, nhà quan huyện ở đâu?
- Thằng bé thưa: Dạ thưa ngài, nhà tri huyện ở xóm giữa, nhưng cụ thể ở chổ nào cháu đéo biết.
Đi tiếp một đoạn đến giữa làng quan phủ hỏi con bé chăn vịt: Ê ! con tê, nhà quan huyện ở đâu?
- Con bé thưa: Dạ thưa ngài, cháu đéo biết.
Quan phủ lần mò mãi mới tìm được nhà quan huyện.
Vào đến nhà quan phủ liền vặn vẹo quan huyện: Mi chăn dân thế nào mà trình độ văn hóa của dân kém quá, cứ mở miệng là nghe đéo.
- Quan huyện liền bẩm: Dạ hạ quan đã cố dạy dỗ nhiều lắm, nhưng chúng nó đéo nghe.
- Lúc đó cậu trưởng tử của quan huyện đi học về nghe lõm được chuyện, bèn ghé vào thưa rằng: Bẩm quan lớn, bọn dân ở đây khó bảo lắm, riêng bọn cháu học hành đàng hoàng thế này mà khi nói chuyện tình cảm, phải trái với bọn chúng mà bọn chúng cũng đéo nghe.
- Quan phủ nghe vậy liền quát mắng quan huyện: Như thế chú mày đéo chăn dân huyện này được rồi!!!

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Hết thuốc

Câu chuyện thứ nhất:
Chị Bảy hốt hoảng chở ông chồng đến Trạm y tế xin tiêm phòng bệnh dại.
Cô y tá hỏi: Thế chồng chị bị chó dại cắn à?
Chị Bảy lẩm bẩm: Dạ không phải chó dại cắn, cũng không phải mèo dại, chuột dại, rắn dại cắn. Nhưng cứ đến khoảng 4 giờ chiều lão lại lên cơn và đi ra khỏi nhà cho đến chín mười giờ tối mới về cô ạ.
Cô y tá hỏi: Thế chị có thấy dấu cắn nào trên người chồng chị không?
Chị Bảy: Dạ có dấu răng người và dấu son.
Cô y tá: Ồ thế thì chồng chị bị một loại bệnh dại mà Trạm y tế chúng tôi hết thuốc.

Câu chuyện thứ hai:
Có một lần bọn tôi mời bạn bè cũ, cùng học trường làng từ thuở mặc quần đùi đi chân đất gặp mặt, nhân có mạnh thường quân ở xa về. Tham dự buổi họp có hơn mươi bạn, trong đó có một bạn ngày xưa học đến nửa lớp ba là nghỉ học và làm hai lúa đến bây giờ.
Buổi gặp mặt được tổ chức trong một nhà hàng sang trọng. Nửa chừng hai lúa hỏi đi xả bầu tâm sự chổ nào, nhân viên nhà hàng hướng dẫn cho hai lúa rất lịch sự. Xong việc ấy hai lúa trở ra và cười ngặt nghẹo, anh em chẳng ai hiểu chuyện gì. Càng hỏi, hai lúa càng cười sặc sụa.
Một lúc, sau khi cười đả đời, hai lúa bèn nói:
“Tui tưởng thành phố văn minh lịch sự như ri, thì trình độ chữ nghĩa cũng cao lắm chứ, hóa ra không phải vậy”.
Anh em chưa kịp hiểu hai lúa tiếp: “Cái chổ xả e dành cho Nam mà viết sai thành chữ dành cho Man, còn cái chổ dành cho Vợ nam lại viết VVo man. Thật là trình độ văn hóa thấp quá, không ra răng cả!”